Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Tiêu chuẩn khi đặt cây trong phòng nhỏ hoặc phòng ngủ

Trồng cây xanh trong nhà không những giúp thanh lọc không khí, mà còn khiến ngôi nhà trở nên xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải loại cây xanh nào cũng có thể đặt trong nhà bởi vì một số loại cây xanh sẽ khiến bạn bị ngộ độc, dị ứng hay không hợp phong thủy.

Cây xanh có vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết trong việc duy trì sự sống cho con người, mang đến rất nhiều lợi ích về mặt phong thuỷ và thiết kế cho không gian nhà cửa. Nhiều người có ý định cây trồng trong phòng nhỏ, phòng ngủ, nhưng lại băn khoăn nên hay không nên đặt cây trồng trong phòng nhỏ, phòng ngủ? Tiêu chuẩn khi đặt cây trong phòng nhỏ hoặc phòng ngủ? Cùng Âm Lịch tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ băn khoăn có nên đặt cây trong phòng nhỏ, phòng ngủ không và nên đặt cây gì và không nên đặt cây gì nhé.

1. Tiêu chuẩn khi đặt cây trong phòng nhỏ hoặc phòng ngủ

1.1. Cây trong nhà phải tăng O2, giảm CO2

Khi bạn ngủ cần đóng cửa phòng ngủ, vậy nên cần chọn các loại cây có thể nhả khí O2, đồng thời làm giảm CO2 và các loại chất độc khác. Nếu chọn sai, cây sẽ tạo ra khí CO2 vào ban đêm, khiến bạn khó thở và mất ngủ.

1.2. Cây phải có khả năng thanh lọc không khí tốt

Không khí tốt là 1 trong những yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, hãy chọn các cây có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ các độc tố như benzene, toluene.

1.3. Chọn cây ưa bóng

So với các không gian khác, phòng ngủ nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn nên cây bạn trồng phải là những cây ưa bóng, ưa tối, phát triển tốt trong môi trường ít ánh sáng. Ngoài ra, hãy chọn những cây sống khoẻ, ít sâu bệnh và dễ chăm sóc.

1.4. Chọn cây phù hợp với diện tích phòng

Với những căn phòng có diện tích bé, bạn nên tránh những cây to, tán rộng, thân xù xì. Cây quá quá to sẽ cản trở ánh sáng chiếu vào phòng, khiến không gian trở nên âm u.

2. Nên để cây gì trong phòng ngủ

2.1. Cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một loại cây cảnh có khả năng quang hợp ngược vào ban đêm rất tốt. Đây cũng là loại cây được nhiều người lựa chọn trang trí cây xanh trong nhà. Lưỡi hổ sẽ lọc không khí, giúp căn phòng được trong lành và dễ chịu hơn. Bạn có thể đặt trong phòng khách hoặc phòng ngủ đều được.

2.2. Cây nha đam

Nha đam cũng có cơ chế quang hợp ngược, giúp cải thiện không khí của căn phòng. Bên cạnh đó, nha đam sống rất dễ và khỏe nên bạn không cần phải tưới hoặc phơi nắng quá nhiều.

Nha đam cũng là một loại cây trồng trong nhà tốt nhất bởi khả năng lọc khí độc, bạn có thể nhận biết điều này qua thân cây của chúng. Khi khí độc trong phòng quá cao, thân cây nha đam sẽ xuất hiện nhiều đốm nâu hơn bình thường.

2.3. Hoa Lavender

Oải hương có màu tím nhạt và hương thơm nhẹ nhàng. Trồng một chậu lavender nho nhỏ trong phòng khách hoặc phòng ngủ sẽ giúp căn phòng được thơm hơn, giấc ngủ đến tự nhiên và nhanh hơn.

Nếu như không thể trồng lavender tươi, bạn có thể sử dụng cành hoa lavender được bày bán trên thị trường cũng được.

2.4. Cây nhất mạt hương

Đây là loại cây có khả năng đuổi muỗi, lá cây có mùi hương dễ chịu giúp bạn thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Cây nhất mạt hương có sức sống tốt nên bạn cũng không cần chăm sóc quá nhiều. Thêm một điểm nữa, cây mang ý nghĩa của sự may mắn, mang lại nhiều điềm lành cho người trồng.

2.5. Cọ lá tre

Nếu trong nhà trồng một chậu cây cọ lá tre, nó sẽ giúp bạn làm sạch không khí trong nhà, loại bỏ bớt mùi hôi và các chất độc hại. Nhờ đó mà bạn sẽ có được giấc ngủ nhanh và sâu hơn rất nhiều. Khi trồng loại cây này bạn chỉ cần chú ý giữ ẩm cho đất là được. Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải tưới quá nhiều nước cho cây

2.6. Cây dành dành

Loại cây này có lá xanh bóng và hoa màu trắng rất đẹp mắt, hoa dành dành còn có hương thơm dễ chịu giúp thư giãn, giảm đau đầu. Vì thế nhiều người thích trồng một chậu cây dành dành trong không gian phòng ngủ để có giấc ngủ ngon hơn. Cây dành dành là loại cây ưa sáng, vì thế nếu trồng trong phòng ngủ bạn nên đặt chúng gần cửa sổ nhé.

3. Những loại cây không nên trồng trong nhà

Trồng cây xanh trong nhà không những giúp thanh lọc không khí, mà còn khiến ngôi nhà trở nên xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải loại cây xanh nào cũng có thể đặt trong nhà bởi vì một số loại cây xanh sẽ khiến bạn bị ngộ độc, dị ứng hay không hợp phong thủy. 
Hôm nay sẽ gợi ý cho các bạn những loại cây xanh không nên trồng trong nhà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Hãy lưu lại danh khách này nếu bạn đang có ý định mua hay trồng cây cảnh trong nhà. 

3.1. Cây thủy tiên

Hoa thủy tiên thường được nhiều gia đình chọn để trang trí không gian ngôi nhà hay trưng vào dịp Tết để cầu một năm mới tốt lành, tài lộc sung túc và trường thọ. Tuy nhiên, loại cây này chứa chất kịch độc Alkaloids nếu ăn phải sẽ dẫn đến huyết áp cao, đau dạ dày dữ dội, nhịp tim không đều dễ dẫn đến tử vong.

3.2. Cây vạn thiên thanh

Các bạn đừng nhầm lẫn hai loại cây “vạn niên thanh” và “ vạn thiên thanh” nhé. Đây là hai loại cây có đặc tính và lợi ích hoàn toàn khác nhau.

Cây vạn thiên thanh có tán lá quá lớn được xem là một điều không tốt và và suy yếu năng lượng dương khi đặt trong nhà. Thêm một lý do khiến loại cây này không nên trồng trong nhà là nhựa của cây nếu ăn phải sẽ làm cho lưỡi bị bỏng và sưng lên. Nếu người và vật nuôi ăn phải số lượng lớn có thể gây tử vong.

3.3. Cây trúc đào

Cây trúc đào là loại hoa cực kỳ xinh, dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc và có mùi thơm dịu nhẹ nhưng lại nằm trong danh sách những cây xanh không nên trồng trong nhà. 

Những bông hoa này chứa nhiều độc tố nguy hiểm như oleondroside, nerrin, oleandrin và digitoxigenin, các độc tố này khi chạm vào hoặc ngửi sẽ khiến bạn có triệu chứng như ngộ độc và nghiêm trọng hơn có thể hôn mê, lên cơn đau tim hoặc tử vong.

3.4. Cây dạ lan hương

Dạ lan hương hay còn gọi là hoa tiên ông, thường nở vào ban đêm, có hương thơm ngọt ngào và rất lạ mắt. Hoa có nhiều màu sắc phong phú thích hợp để trang trí phòng khách hay phòng làm việc.

Với kiểu dáng độc đáo, màu sắc sặc sỡ nhưng dạ lan hương lại chứa nhiều độc tố Lycorine và Calcium oxalate, tập trung nhiều ở phần củ. Nếu ăn phải loại cây này sẽ có triệu chứng đau dạ dày, nhịp tim không đều, cao huyết áp và có thể tử vong.

3.5. Cây môn kiểng

Cây môn kiểng là cây trồng thích hợp trong bóng râm, có thể trang trí trong nhà hay trồng vào chậu để bàn làm việc, hành lang, cửa sổ,.... Nhưng loài cây này chỉ nên để ngoài trời hay vườn nhà vì nó chứa nhiều độc tố. 

Cây môn kiểng chứa nhiều độc tố ở tất cả các bộ phận của cây gây các triệu chứng tương tự như ngộ độc và có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, tiếp xúc trực tiếp sẽ gây bỏng rát da. Loại cây này bị héo úa theo phong thủy có thể mang những điều không may và vận khí xấu đến gia đình.

3.6. Cây hoa huệ lily

Hoa huệ lily được nhiều người yêu thích vì hoa có nhiều màu đẹp quyến rũ và sức sống bền bỉ. Có nhiều loài và các màu khác nhau nên gây được nhiều ấn tượng với mọi người trong mỗi dịp xuân đến, Tết về.

Với tên gọi rất trang nhã và thanh lịch nhưng ít ai biết loại hoa này lại chứa các chất độc tố, nếu ăn phải sẽ gây khó chịu cho trẻ như buồn nôn hay tiêu chảy hoặc gây ngứa, bỏng rát da khi tiếp xúc với chất lỏng của hoa huệ lily.

3.7. Cây trạng nguyên

Cây trạng nguyên có màu sắc bắt mắt và nổi bật, theo phong thủy cây là biểu tượng cho thành công trong học hành và thi cử. Cây nở hoa trong những dịp Tết nên mang đến những may mắn và thành công cho gia đình vào năm mới.

Nhưng trong nhựa cây trạng nguyên lại chứa nhiều độc tố có hại cho con người, có thể gây phát ban khi tiếp xúc với da. Đối với trẻ em vô tình ăn phải lá cây có thể đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, nhựa cây khi tiếp xúc với mắt sẽ khiến mắt bị kích thích và trở nên đỏ. 

>>> Xem thêm: 8 loại cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Tử vi năm 2018 của cung Kim Ngưu (Tạo lúc: )
  2. Tử vi năm 2018 của cung Song Ngư (Tạo lúc: )
  3. Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
  4. Xông đất đầu năm mới (Tạo lúc: )
  5. Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
  6. Cúng thần linh và tổ tiên ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán (Tạo lúc: )
  7. Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I) (Tạo lúc: )
  8. Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần II) (Tạo lúc: )
  9. Văn cúng Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu đầy đủ (Tạo lúc: )
  10. Văn cúng Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) (Tạo lúc: )

Danh mục