Những điều thú vị về Đông chí
Theo Lịch vạn niên Đông chí sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 12 dương lịch hoặc ngày 21 tháng 12 tùy từng năm. Kéo dài trong vòng 15 ngày. Nhân đây, mời bạn đọc cùng Âm Lịch tìm hiểu Đông Chí là ngày gì? Và những thú vị xung quanh ngày này nhé!
1. Đông chí là gì?
Đông chí là 1 trong 24 tiết khí trong năm tính theo nông lịch. 24 khí tiết là lấy một chu kỳ trái đất quay quanh một trời tức là 360 độ của một năm được chia làm 24 phần, tức là mặt trời trên đường kinh tuyến hướng về phía Đông dịch chuyển mỗi góc là 16 độ là một “khí”, di chuyển 360 độ tổng cộng có 24 khí, nông lịch đặt tên cho 24 khi tiết này là: Lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, các vũ, lập hạ, tiếu mãn, mang chùng, hạ chí, tiêu thứ, đại thử, lập xuân, xứ thử, bạch lộ, thu phán, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn. Trong đó 12 khí: lập xuân, kinh trập, thanh minh, lập hạ, mang chủng, tiểu thử, lập thu, bạch lộ, hàn lộ, lập đông, đại tuyết, tiểu hàn là “khí tiết”, còn lại 12 khí gọi là “khí trung”. Khí tiết thông thường được coi là lịch âm, trên thực tế lại phải được tính toán nghiêm túc theo mỗi năm, thuộc phạm trù của lịch âm. Các tiết khí rơi xấp xỉ vào cùng một ngày, hoặc xê dịch một ngày, theo mọi năm dương lịch.
2. Đông chí theo quan điểm khoa học Phương Tây.
Vị trí trái đất các mùa trong năm
Tiết Đông chí là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa hè ở Nam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía bắc.
Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 dương lịch năm sau khi tiết tiểu hàn bắt đầu.
Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh, các chòm sao trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu.
3. Đông chí là thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm?
Từ xưa tới nay, từ thế hệ này truyền cho thế hệ khác, chúng ta vẫn cho rằng ngày vào tiết Đông chí có thời gian ban ngày là ngắn nhất và thời gian ban đêm là dài nhất trong năm. Nhưng thực tế điều này chỉ đúng với bán cầu bắc thôi. Tại Bắc bán cầu, ngày đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất. Thời gian này thông thường rơi vào ngày 21 tháng 12 hoặc 22 tháng 12. Khi đó tại Nam bán cầu thì ngược lại, khoảng thời gian ban ngày lại là dài nhất. Tuy nhiên theo các nhà khoa học điều này có phần không chính xác hoàn toàn do độ nghiêng lớn nhất của trục quay Trái Đất là xấp xỉ 23,45° nên đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ bắc sẽ thấy thời gian ban đêm trong những ngày cận kề trước và sau ngày đông chí ở nửa bán cầu này có thể kéo dài đến 24 h.
Ngược lại, ở Nam bán cầu, đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ nam sẽ thấy thời gian ban ngày trong những ngày cận kề với ngày đông chí ở Bắc bán cầu có thể kéo dài đến 24 h.
Sự chiếu sáng của Mặt Trời cho Trái Đất vào ngày Đông chí ở Bắc bán cầu
4. Đông chí là một yếu tố, một tiết khí đặc biệt quan trọng để xác định lịch trong năm sau nó.
Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại như Việt Nam thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận, các ngày tốt xấu và tất cả các tiết khí khác trong âm lịch năm sau….
Quy tắc đó là: Ngày Đông chí của bất kỳ năm âm lịch nào cũng phải rơi vào tháng 11 (là tháng một hay tháng Tý) của âm lịch.
5. Phong tục đón ngày đông chí tại một số nơi trên thế giới.
Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông chí lại là ngày bắt đầu mùa đông. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight.
Chè trôi nước - Một món ăn đặc trưng vào ngày Tết Đông chí
Trong các lễ hội này phải kể đến phong tục đón Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Tới ngày Đông Chí, các gia đình người Hoa thường chuẩn bị cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình. Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước” (còn gọi là chè trôi tàu hoặc là bánh trôi tàu) với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”./
Theo Lịch Âm Cổ Truyền Việt Nam
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Dần năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Dậu năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Hợi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Mão năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Mùi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Ngọ năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Sửu năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Thân năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tư vi tuổi Thìn năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Tuất năm 2018 (Tạo lúc: )