Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
11 loại cây gia vị thường dùng trong nhà bếp chị em nên trồng để khi cần

Tỏi là loại gia vị có trong mọi căn bếp của gia đình. Nếu bạn cho tép tỏi vào nước, một thời gian sau mầm xanh sẽ mọc lên. Những chồi xanh này có thể ăn được và bạn có thể thêm chúng vào món salad của mình.

Các loại rau gia vị đều rất dễ trồng, chúng ta có thể trồng trên một mảnh đất, hoặc một cốc nước nho nhỏ và đặc biệt là nếu những gia đình ở chung cư hay thành phố với không gian khép kín thì có thể trồng ngay tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ thời gian để chăm sóc chúng mỗi ngày. Nếu vậy, bạn có thể thử những loại cây trồng trong nước để có thêm nhiều góc xanh trong nhà và có thêm những gia vị cần thiết cho nấu ăn. Cùng Âm Lịch tìm hiểu nhé.

1. Tỏi

Tỏi là loại gia vị có trong mọi căn bếp của gia đình. Nếu bạn cho tép tỏi vào nước, một thời gian sau mầm xanh sẽ mọc lên. Những chồi xanh này có thể ăn được và bạn có thể thêm chúng vào món salad của mình.

Bước 1: Chọn những củ tỏi không bị sâu, thối, bóc sạch vỏ và ngâm nước trong khoảng 12 giờ.

Bước 2: Sau 12 giờ ngâm nước, bạn chuẩn bị một cốc thủy tinh hoặc chai nhựa và xếp tỏi gọn vào cốc, xếp phần đầυ củ tỏi hướng lên trên. Tiếp tục đổ nước vào cốc chứa tỏi, nhưng không nên đổ ngập mà chỉ đổ đến gần đầυ để củ dễ mọc mầm.

Bước 3: Đặt cốc đã xếp tỏi ra chỗ thoáng mát và có ánh nắng mặt trời.

Trồng tỏi trong nước tốn nhiều thời gian hơn so với việc trồng hành lá. Thời gian trồng đến lúc thu hoạch củ tỏi có thể mất từ 40 – 60 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình cây sinh trưởng, bạn hoàn toàn có thể tỉa lá hoặc lấy củ để sử dụng trước cho các bữa ăn thường ngày.

2. Hành lá

Tất cả những gì bạn cần là một ly nước và một vài rễ hành lá là có thể trồng được loại rau này. Và mỗi lần nấu nướng, bạn sẽ có ngay gia vị này để thêm vào món ăn.

Bước 1: Bạn tận dụng những cọng hành lá mua về, sử dụng phần lá xanh và bớt lại phần rễ tгắng dài từ 7 – 10cm.

Bước 2: Chuẩn bị 1 cốc nước thủy tinh hoặc một chai nhựa sạch, đổ khoảng 2.5 – 3cm nước sạch, sau đó, nhúng phần rễ hành vào cốc nước. Để cốc nước chứa hành lá gần cửa sổ hoặc nơi khô ráo, thoáng mát nhưng không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tiếp đó, bạn chỉ cần thường xuyên thêm nước vào cốc, sau 1 tuần là có thể thu hoạch.

3. Cây gừng

Gừng rất dễ trồng, đơn giản chỉ cần trồng một đoạn thân rễ gừng dự phòng vào một ít đất với mầm hướng lên trên. Gừng cần có ánh sáng nhưng không phải tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Đừng quên tưới nước đầy đủ, cây của bạn sẽ sớm ra rễ và chồi mới. Khi cây đã phát triển, bạn có thể lấy nó ra khỏi đất, cắt bỏ đoạn gốc mong muốn và trồng lại.

4. Raᴜ mùi - Ngò

Rau mùi trồng ở nhà rất đơn giản, bạn có thể tận dụng không gian trống trong nhà để trồng loại rau gia vị vốn được kết hợp để tăng hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn này.

Bước 1: Rau mùi sau khi sử dụng phần thân và lá, bạn hãy chừa lại một đoạn ngắn  5 – 6cm còn rễ nguyên vẹn để trồng.

Bước 2: Sau đó, đổ nước sạch ào 2/3 lọ thủy tinh, cắm phần gốc của ngò rí vào bình, đặt lọ thủy tinh ở nứi thoáng mát, có ánh nắng, mỗi ngày thay nước 1 lần. 

Bước 3: Saᴜ 5 – 7 ngày, rễ raᴜ mùi sẽ ra dài khoảng 5 cm thì đem trồng ở chậu đất (chọn đất tươi xốp và kết hợp bón phân để đất có dinh dưỡng và trồng ngò nhanh lên hơn).

Bạn tưới nước thường xuyên vào buổi sáng và nhổ cỏ dại. Khi rau mùi mọc cao trở lại, bạn có thể hái lá và dùng được rồi.

5. Tỏi tây

Muốn trồng loại gia vị giàu dinh dưỡng này tại nhà, bạn phải đảm bảo phần gốc dài khoảng 5cm rồi đặt nó vào trong nước. Sau đó, chỉ cần đợi cây tỏi tây mọc lại để thêm vào những món ăn ngon lành.

6. Bạc hà

Bạn có thể dễ dàng trồng bạc hà từ hạt. Chúng nên được trồng ở độ sâu 0,2 in (5 mm). Vì bạc hà không thích đất úng nên tốt hơn hết bạn nên dùng bình xịt để tưới. Cây con sẽ xuất hiện trong vòng hai tuần.
Sau hai tuần nữa, bạn đã có thể thưởng thức trà bạc hà thơm mát. Chỉ cần nhớ một điều, cây không chịu được ánh nắng trực tiếp và thường ưa bóng râm.

7. Hương thảo

Nếu bạn muốn trồng cho mình một cây hương thảo trong nhà, hãy chuẩn bị vài nhánh cây này rồi đặt vào nước. Sau một thời gian, rễ cây sẽ xuất hiện và hãy mang mầm cây này trồng xuống đất để có một chậu hương thảo xanh mát.

8. Thì là

Sau khi cho đất trồng vào thùng xốp, bạn bắt đầu gieo hạt. Cứ 1 mét đất gieo 50g hạt giống.

Cuối cùng, phủ một lớp đất mỏng hoặc trấu, mạt cưa, rơm rạ lên bề mặt rồi dùng bình phun sương tưới ẩm cho đất.

Khoảng 10 - 15 ngày sau, hạt giống thì là sẽ nảy mầm.

9. Húng quế

Bạn không phải bỏ tiền mua húng quế nếu biết cách trồng nó tại nhà. Hãy bỏ một vài cọng húng quế vào ly nước, đợi các cọng này mọc rễ cứng cáp rồi mang mầm cây đi trồng xuống đất.

10. Sả

Là cây gia vị tuyệt vời, thơm ngon hơn cho các bữa ăn, cây sả còn mang đến nhiều công dụng như làm đẹp, làm tóc, điều trị cảm cúm, lại tốt cho hệ tiêu hóa.

Trồng xả trong nhà còn giúp xua đuổi muỗi, cách trồng rất đơn giản lại không tốn công chăm sóc, bạn cần làm các bước sau:

Bước 1: Cắt bỏ lá già, rễ già để lại rễ khoảng 1cm, cắt ngọn sao cho chiều dài gốc xả còn 20 - 30cm.

Bước 2: Chuẩn bị chậu nước hoặc chai nhựa để ngâm sả trong nước 7 ngày. Lưu ý, chỉ đổ nước ngập rễ xả khoảng 5 - 6cm. Thay nước 1 lần/ngày.

Bước 3: Sau 7 ngày, khi sả đã mọc rễ, ra nhánh mới, mọc lá non. Bạn có thể chuyển sả từ cốc nước sang chậu đất nhỏ để trồng. Tưới nước hằng ngày để sả phát triển.

Sau khi trồng ra chậu đất, bạn chỉ cần tưới nước thường xuyên và chờ đến ngày thu hoạch là xong. 

11. Hành tây

Hành tây là một loại cây gia vị khác có thể trồng đơn giản tại nhà.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một củ hành tây tươi, phần rễ không bị dập nát hay trầy xước.

Bước 2: Lấy 1 cái cốc và cho củ hành tây vào sao cho củ hành không bị lọt thỏm xuống cốc hoặc cốc quá nhỏ khiến phần rễ hành không chạm được tới nước. Đổ nước vào cốc sao cho gốc hành ngập nước khoảng 1 cm.

Bước 3: Để cốc пước đã đặt của hành lên trên ra ngoài nới ánh sáng để hành có thể phát triển tốt phần rễ và phần lá. Khoảng 3-4 ngày bạn nên thay nước một lần.

Sau 7 ngày, bạn có thể cắt phần lá xanh bên trên của hành và chế biến, giữ lại phần gốc trắng và tiếp tục trồng.

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Tử vi tuổi Dần năm 2018 (Tạo lúc: )
  2. Tử vi tuổi Dậu năm 2018 (Tạo lúc: )
  3. Tử vi tuổi Hợi năm 2018 (Tạo lúc: )
  4. Tử vi tuổi Mão năm 2018 (Tạo lúc: )
  5. Tử vi tuổi Mùi năm 2018 (Tạo lúc: )
  6. Tử vi tuổi Ngọ năm 2018 (Tạo lúc: )
  7. Tử vi tuổi Sửu năm 2018 (Tạo lúc: )
  8. Tử vi tuổi Thân năm 2018 (Tạo lúc: )
  9. Tư vi tuổi Thìn năm 2018 (Tạo lúc: )
  10. Tử vi tuổi Tuất năm 2018 (Tạo lúc: )

Danh mục