Vì sao bí ngô là biểu tượng của ngày Halloween? Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu?
Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Cho đến tận ngày nay, những trái bí ngô luôn là biểu tượng gắn liền với ngày lễ Halloweenvà gần như nó không thể thay thế bởi bất kỳ loại rau, củ, quả nào khác.
Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, trong lễ hội này người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc. nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc ghớm ghiếc đến thế? Phải chăng đó là nghi lễ thờ quỷ dữ hay đó là tàn tích của những lễ nghi tà giáo từ thời xa xưa? Cùng tìm hiểu Vì sao bí ngô là biểu tượng của ngày Halloween? Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu? qua bài viết dưới đây nhé.
1. Vì sao bí ngô là biểu tượng của ngày Halloween?
Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Cho đến tận ngày nay, những trái bí ngô luôn là biểu tượng gắn liền với ngày lễ Halloweenvà gần như nó không thể thay thế bởi bất kỳ loại rau, củ, quả nào khác.
Khi di chuyển từ Ireland và Anh quốc tới Hoa Kỳ, cư dân thấy rằng những quả bí ngô, loại nông sản đặc trưng của vùng đất này có thể dễ dàng để họ khoét ruột, khắc họa những khuôn mặt đáng sợ, láu cá vào thay vì khoai tây và củ cải đường như trước đây. Sau đó, họ để những cây nến vào trong ruột quả bí để soi sáng, dẫn đường cho những linh hồn ma quỷ vất vưởng.
Quả bí ngô còn gắn liền với câu chuyện về anh chàng hà tiện Jack-O’Lantern trong sự tích của người dân Ireland. Từ đó bí ngô gắn liền với hình ảnh biểu tượng của mùa lễ hội Halloween. Cứ vào thời điểm này, người dân sẽ treo đèn lồng bí ngô trước cửa nhà với hy vọng ma quỷ, linh hồn không quấy rầy họ.
Ngoài ra còn có câu truyện kể lại rằng, vào ngày đó những người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh. Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn “cướp” mất, vì thế vào tối 30/10 tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào.
Có một tài liệu khác cho rằng sở dĩ người Celtic dập tắt lửa nhà mình là để đến hôm sau tất cả cư dân cùng thắp sáng nhà mình bằng cùng một ngọn lửa được lấy từ trung tâm vùng Ai-len. Và cơ thể những người bị các linh hồn nhập vào sẽ bị trói vào cọc và đốt để cảnh cáo và cũng là để xua đuổi các linh hồn muốn tái sinh. Nhưng càng về sau này người ta càng tin rằng đó chỉ là những truyền thuyết mà thôi.
Ngày lễ Halloween sau đó đã du nhập sang rất nhiều nước khác nhau, nhưng mỗi nước đều biến tấu nó đi để ngày lễ Halloween là của mình. Đầu tiên phải kể đến người Roman, ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, người Ý xa xưa đã dùng ngày cuối tháng 10 này để tưởng nhớ nữ thần Pomona, nữ thần trái cây của họ. Biểu tượng của nữ thần Pomona là trái táo, điều này giải thích cho trò đớp những trái táo trong ngày Halloween hiện nay.
2. Các tập tục trong ngày Halloween
"Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi.
Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat."Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
Người Châu Âu thì cho rằng những bộ trang phục kỳ quái trong ngày Halloween không phải có xuất xứ từ người Celtic mà có xuất xứ từ chính những người Châu Âu. Vào thế kỷ thứ 9, ngày 2 tháng 11 hàng năm và cũng là ngày cầu cho các linh hồn, những giáo dân thường ăn mặc giống như những kẻ ăn mày rồi đi từ làng này sang làng kia để xin những mẫu bánh vụn tượng trưng cho thức ăn nuôi dưỡng linh hồn.
Những người này tin rằng họ càng xin được nhiều mẩu bánh thì linh hồn của những người thân của họ sẽ nhận được càng nhiều những lời cầu nguyện. Các giáo dân tin rằng những lời cầu nguyện này sẽ giúp cho những linh hồn người thân của họ còn mắc kẹt ở đâu đó sẽ được lên thiên đàng.
3. Những hoạt động trong đêm Halloween
Cho đến thập niên 1800, lễ hội này mới trở thành tục lệ được nhiều người đón nhận, trở nên phổ biến hơn. Và đặc biệt không thể thiếu những hoạt động khác biệt với bất kỳ lễ hội nào khác.
Hóa trang: Đêm Halloween là cơ hội tuyệt vời để mọi người tham gia có cơ hội thỏa sức thể hiện bản lĩnh trang phục của mình.
Trước kia, những bộ hồn ma, phù thủy và bộ xương là trang phục truyền thống chủ yếu. Ngày nay, với sự sáng tạo của con người, công nghệ điện ảnh. Chúng ta có thể thấy xuất hiện rất nhiều bộ trang phục từ nhân vật phim kinh dị. Từ những kẻ sát nhân hàng loạt… tràn ngập trong sự sợ hãi, kinh dị, tang tóc với gam màu đen, trắng, cam của bí ngô chủ đạo.
Trò chơi Trick or treat: Trick or treat là hoạt động truyền thống yêu thích của những đứa trẻ. Câu nói được dịch là “Cho kẹo hay bị ghẹo”. Nếu không cho sẽ gặp tình cảnh như chàng Jack keo kiệt hoặc thực tế bị đám trẻ trêu đùa, chọc phá nếu không cho kẹo.
Bọn trẻ sẽ mặc quần áo hóa trang, mang theo chiếc bao bố của mụ phù thủy hoặc một chiếc giỏ hình bí ngô lập lòe ma quái đi xin kẹo khắp xóm lang.
Kể chuyện ma: Đêm Halloween vốn đã chứa đựng không khí đáng sợ, rùng rợn và một câu chuyện ma càng làm đậm chất “ma quỷ” hơn.
Kết hợp hiệu ứng ánh sáng, gió cùng câu chuyện về các hiện tượng ma quỷ khiến người nghe ám ảnh gơn, rợn tóc đến khi trở về nhà.
4. Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu?
Lễ hội Halloween được bắt nguồn từ dân tộc Celt – một dân tộc sống cách đây 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc của nước Pháp.
Dân tộc Celt thường bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch với một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để nhằm vinh danh vị thủ lãnh quá cố là Samhain. Lễ hội này nhằm báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh đến cùng những ngày tăm tối tích hợp với sự tàn tạ và chết chóc của loài người. Người dân Celt tin tưởng rằng Samhain sẽ cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
Dân tộc Celt thường tổ chức kỷ niệm năm mới bằng lễ hội Samhain, vào thời điểm này thì vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị, nhường chỗ cho thần chết. Khi lễ hội bắt đầu, linh hồn của người chết sẽ quay trở về nhà người thân để xin thức ăn và nước uống bằng cách tìm đến một thể xác khác, đồng thời để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, mọi người còn sống không muốn linh hồn của người chết nhập vào mình nên ngày 31 tháng 10, dân làng đã dập tắt hết ngọn lửa để làm cho nhà cửa trở nên lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó, họ sẽ hóa trang thành các hình dạng khác nhau như ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm với vẻ hăm dọa để nhằm xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Dần năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Dậu năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Hợi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Mão năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Mùi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Ngọ năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Sửu năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Thân năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tư vi tuổi Thìn năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Tuất năm 2018 (Tạo lúc: )