Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Những điều kiêng kỵ khi bày trí bàn thờ cúng Tết

Để làm nên phong vị ngày Tết thì bàn thờ là nơi quan trọng nhất, bởi đó là nơi mà con người ta dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với thần linh. Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết và sắp xếp sao cho chuẩn phong thủy là điều mà gia đình nào cũng cần nắm rõ. Để làm nên phong vị ngày Tết thì bàn thờ là nơi quan trọng nhất, bởi đó là nơi mà con người ta dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với thần linh. Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Nhưng với người Việt, thì nó vẫn mang một nét chung, đều là thể hiện sự trang trọng, thành kính trong tâm thức của con người. Hãy cùng Âm Lịch tìm hiểu những kiêng kỵ trong cách bài trí bàn thờ ngày Tết nhé.

1. Bát hương phải được đặt chính giữa bàn thờ

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.

2. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ

Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

3. Không được xê dịch bát cắm hương khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

Khi lau dọn bát cắm hương nên lưu ý không được xê dịch mà chỉ được dùng khăn ướt vắt ráo để lau. Khi dọn chân hương, gia chủ nên rút từng cây cho đến khi còn lại khoảng 9 cây chân hương đẹp thì dừng lại. Số chân hương rút bỏ phải được hóa vàng và mang rải ở sông, suối không được vứt lung tung.

4. Hoa để trên bàn thờ ngày Tết nên dùng hoa tươi

Trang trí bàn thờ ngày Tết không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Gia chủ nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, ngược lại cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là không tốt. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.

Dù là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu thế nhưng hoa ly lại là loại hoa kiêng đặt lên bàn thờ ngày Tết, bởi nếu đọc theo vần hoa ly sẽ là sự chia ly, không may mắn.

5. Phải thường xuyên lau dọn và thắp hương bàn thờ

Điều này đặc biệt quan trọng bởi qua đó thể hiện sự biết ơn, kính trọng ông bà tổ tiên. Nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

6. Chổi, khăn dùng để lau dọn bàn thờ phải được dùng riêng

Chổi và khăn khi dùng để lau dọn bàn thờ phải được chuẩn bị riêng, không chung đụng. Bởi bàn thờ là nơi thiêng liêng, phải tránh uế tạp.

7. Vị trí đặt bàn thờ

- Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ không được đặt ở cuối lối đi. Nếu đường đi lại đâm thẳng vào vị trí bàn thờ sẽ gây tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình.

- Bàn thờ không được đặt ngược hướng nhà. Việc này sẽ khiến các thành viên trong gia đình bất hòa, dễ gặp bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra.

- Bàn thờ không được đặt đối diện nhà vệ sinh để người trong nhà tránh được bệnh tật đau đớn.

- Bàn thờ nếu để đối diện nhà bếp sẽ gây tranh cãi, tính tình gia chủ nóng nảy. Nếu đặt dưới cầu thang sẽ khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm sẽ khiến chủ nhân gặp khó khăn. Nếu phía trên, dưới, trái, phải bàn thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.

- Không đặt bàn thờ trên nóc tủ. Bàn thờ gia tiên tránh đặt giữa nhà. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối diện nhau trong một gian phòng.

- Bàn thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.

8. Không nên thờ cùng một lúc 3 họ trở lên (thông thường là hai họ nội ngoại)

Nhiều người có thói quen thờ cùng một lúc nhiều họ. Thế nhưng quan niệm xưa cho rằng tốt nhất chỉ nên thờ họ của gia chủ. Nếu phạm phải điều này gia đình thường loạn, vận may giảm sút. 

9. Đồ cúng lễ

Mỗi lần cúng tế, tùy theo các gia chủ nghèo, giàu và tùy những buổi lễ, đồ lễ có thể gồm: rượu, hoa quả, vàng hương, xôi chè, cỗ mặn, có khi thêm đồ hàng mã... và nhất thiết không thể thiếu một chén nước tinh khiết (nước mưa) bởi nước mưa biểu hiện cho sự trong sạch tâm linh trước tổ tiên, thánh thần. Trong những trường hợp cần thiết, đồ lễ có thể chỉ cần một chén nước nước mưa, một nén hương thắp lên bàn thờ ngày tết là đủ. Bàn thờ khi làm lễ phải có thắp đèn hay thắp nến. Hương trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ (một hoặc ba nén...) và các nén hương phải được cắm ngay ngắn. Khi chân hương trong bát hương đã đầy, gia chủ thắp hương xin phép Tổ tiên nhổ chân hương, đem hóa thành tro rồi đổ xuống ao hồ.

Mong rằng với những  việc chú ý trên sẽ giúp mang lại cho gia đình bạn một năm mới an khang thịnh vượng, tài lộc dồi dào.

Theo Tạp Chí 12 Con Giáp 2022

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Tử vi năm 2018 của cung Bọ Cạp (Tạo lúc: )
  2. Tử vi năm 2018 của cung Cự Giải (Tạo lúc: )
  3. Tử vi năm 2018 của cung Kim Ngưu (Tạo lúc: )
  4. Tử vi năm 2018 của cung Ma Kết (Tạo lúc: )
  5. Tử vi năm 2018 của cung Song Ngư (Tạo lúc: )
  6. Tử vi năm 2018 của cung Xử Nữ (Tạo lúc: )
  7. Tử vi năm 2018 cung Bạch Dương (Tạo lúc: )
  8. Tử vi năm 2018 cung Bảo Bình (Tạo lúc: )
  9. Tử vi năm 2018 cung Nhân Mã (Tạo lúc: )
  10. Tử vi năm 2018 cung Song Tử (Tạo lúc: )

Danh mục