Cách xem ngày tốt để cưới hỏi
Trước khi chọn ngày cưới cần xem năm đó bạn có đẹp tuổi để cưới hỏi hay không. Dân gian có câu " lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông". Đây là một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Khi xem tuổi xây nhà, cần phải xem tuổi của người đàn ông, và khi xem tuổi kết hôn, phải xem tuổi con gái trước. Tuổi con gái lấy chồng nếu phạm Kim Lâu thì sẽ gặp 2 lần đò. Vậy tuổi phạm Kim Lâu là những tuổi nào, và cách tính tuổi Kim Lâu thế nào ?. Có thể xem vận hạn để tính năm nay có gặp Kim Lâu hay không. Cách tính Kim Lâu phổ biến trong dân gian là lấy tuổi Âm lịch ( tuổi mụ) chia cho 9. Nếu dư 1,3,6,8 là phạm Kim Lâu. Ví dụ tuổi Nữ, sinh năm 1990 , năm 2015 là 26 tuổi. Lấy 26 chia 9 được 2 dư 8. Vậy nữ sinh năm 1990 năm 2015 phạm Kim Lâu. Âm Lịch giới thiệu bạn đọc cách xem ngày tốt để cưới hỏi
Có 2 cách kết hôn khi phạm tuổi Kim Lâu
- Cách phổ biến nhất chính là kết hôn hai lần. Tức là sau khi cưới, cô dâu sẽ tự động bỏ về nhà mình ( âm thầm bỏ đi để người nhà chồng không ai hay biết, gặp mặt thì không được chào hỏi) sau đó bỏ về nhà mình, ở lại qua đêm. Vào ngày hôm sau hoặc 1 ngày nào đó ( đẹp ngày cưới hỏi) chú rể lại làm sính lễ đến xin rước dâu như lần đầu tiên. Cách này gọi là kết hôn 2 lần
- Cách khác: Vào năm mà cô dâu phạm Kim Lâu thì chỉ tính đến ngày trước đông chí. Qua đông chí rồi thì được tính là sang tuổi mới. Thông thường đông chí rơi vào ngày 21/12-22/12 dương lịch hàng năm. ( Sấp sỉ tháng 10 âm lịch). Qua ngày đông chí có thể cưới hỏi như bình thường mà không cần phải chờ đến sang năm.
Cưới vợ có cần xem tuổi đàn ông không?
- Đàn ông lấy vợ cũng rất kỵ nếu phạm vào năm hung niên, Dưới đây là bảng năm hung niên, năm kỵ tuổi Nam và năm kỵ tuổi nữ. Vào năm kỵ tuổi mình thì nam không nên lấy vợ nữ không nên lấy chồng.
Dưới đây là bảng năm hung niên
Năm hung Niên nam kiêng lấy vợ nữ kiêng gả chồng
Ví dụ: Nam tuổi Tý không nên cưới năm Mùi, Nữ tuổi Tý không nên cưới năm Mão.
Sau khi chọn được tuổi và năm để kết hôn, chọn đến các tháng đại lợi, tiểu lợi rồi mới chọn ngày đẹp sau. Nếu chọn được tháng đại lợi thì là tốt nhất, còn nếu tháng đó bận thì chọn đến tháng tiểu lợi. Tuy nhiên chú ý dù tháng đại lợi hoặc tiểu lợi mà rơi vào tháng 7 âm lịch thì tốt nhất cũng không nên cưới. Vì tháng 7 là tháng cô hồn, không tốt cho việc mai mối hôn nhân.
Sau khi chọn tháng đẹp, truy cập Xem ngày tốt xấu để chọn ngày cưới đẹp trong tháng.Lưu ý, người miền Bắc cũng kiêng cưới xin vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch, còn người miền Nam kiêng cưới vào ngày rằm, mùng một hay ngày Phật đản vì đó là những ngày ăn chay, nhiều người sẽ không tới dự tiệc cưới mặn, và đặc biệt thì những ngày rằm mùng 1 còn kiêng chuyện động phòng, không chọn ngày cưới vào những ngày này.
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Hợi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
- Bài khấn cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 về ăn Tết (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn mùng 1 Tết - Cúng thần linh và gia tiên ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
- Cúng gia tiên vào ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
- Cúng Lễ Hóa Vàng ngày tết (Tạo lúc: )
- Cúng thần linh và tổ tiên ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán (Tạo lúc: )
- Ngày vía thần tài - Bài cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng (Tạo lúc: )
- Văn khấn cúng Gia Thần, Gia Tiên ngày rằm (15 âm lịch ) và ngày mùng 1 hàng tháng (Tạo lúc: )