Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Bộ phận trên cơ thể nên chú ý để có cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông

Tuy có diện tích nhỏ nhưng tai lại có diện tích tiếp xúc với không khí khá lớn. Nhiệt lượng ấy cũng dễ phát tán, da ở bên ngoài tai lại mỏng, lỗ tai thiếu lớp bảo vệ nên rất dễ bị nhiễm lạnh.

Lại một mùa đông nữa đến, cơ thể con người có nguy cơ bị nhiễm lạnh khá cao. Để ngăn chặn điều đó, bạn cần phải biết cách bảo vệ những bộ phận dưới đây để ngăn chặn khí lạnh xâm nhập vào bên trong cơ thể. Cùng Âm Lịch tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có một cơ thể khỏe mạnh trong mua đông này nhé.

1. Vùng bụng

Lạnh bụng rất dễ gây đau dạ dày, đặc biệt đối với những người đã từng bị bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, phụ nữ để vùng bụng nhiễm lạnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đau bụng kinh khi tới kỳ hoặc kinh nguyệt không đều.

2. Đặc biệt giữ ấm vùng mũi - cổ - ngực

Việc giữ ấm vùng mũi - cổ - ngực là nguyên tắc đầu tiên để ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhất là mũi - cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên do nằm ở vị trí "cửa ngõ" tiếp xúc và đón không khí vào cơ thể. Nếu không khí lạnh, khô đột ngột được hít vào sẽ ảnh hưởng tới mũi, khiến cho niêm mạc mũi vốn đã mỏng sẽ dễ bị tổn thương gây viêm, đau mũi.

3. Chân

Bàn chân ở những người khỏe mạnh sẽ thường ở hai trạng thái là mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu bạn cảm thấy bàn chân và ngón chân luôn lạnh thì khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém. Điều này cho thấy bạn đang có vấn đề về tuần hoàn, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá, các căn bệnh mãn tính như tim hoặc cao huyết áp. Một nguyên nhân giải thích cho hiện tượng “bàn chân lạnh” là do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới hệ thống thần kinh. Khi mức tiểu đường trong cơ thể không được kiểm soát sẽ làm tổn thương thần kinh và khiến bàn chân bị lạnh. Ngoài ra, lạnh chân cũng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu và suy giáp.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên áp dụng một số phương pháp giữ ấm cho bàn chân, bao gồm:

  • Thường xuyên đi giày và tất vào mùa đông
  • Ngâm chân với nước ấm
  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm và làm nóng cơ thể như tỏi, gừng
  • Mùa hè oi nóng khiến bàn chân bị đổ nhiều mồ hôi, để khắc phục điều này, bạn nên ăn các loại thực phẩm có tính giải nhiệt, ví dụ như bí đao.

4. Khớp gối

Các dây thần kinh ngoại biên bao quanh khớp gối rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa đông, tuần hoàn máu ở khớp gối bị suy giảm, dễ gây đau nhức, sưng đỏ. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm kết hợp với vận động nhẹ khớp gối để bộ phận này chuyển động linh hoạt hơn.

 

5. Phần vai

Ít ai ngờ rằng vai lại là bộ phận cơ thể rất dễ nhiễm lạnh. Nếu không được giữ ấm, đôi vai sẽ trở nên đau nhức, gây khó chịu cho cuộc sống thường nhật. 

6. Đầu

Đầu là bộ phận trăm mạch tương thông, mỗi khi nó bị nhiễm lạnh sẽ rất dễ gây nên các hiện tượng như cảm mạo, viêm mũi, đau đầu, nhức răng…Đặc biệt, đầu cũng được xếp vào trong danh sách các bộ phận không giỏi chịu nhiệt lượng của cơ thể. Những trường hợp ít đội mũ khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp, nhiệt lượng phát tán ở đầu sẽ chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng của cơ thể. Và khi nhiệt độ xuống đến 4 độ thì con số này lên đến 60%.

7. Tai 

Tuy có diện tích nhỏ nhưng tai lại có diện tích tiếp xúc với không khí khá lớn. Nhiệt lượng ấy cũng dễ phát tán, da ở bên ngoài tai lại mỏng, lỗ tai thiếu lớp bảo vệ nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi từ bên ngoài đi vào phòng kín thì bạn nên chà xát tay cho nóng rồi sau đó áp vào lỗ tai để giữ khoảng chừng 5 đến 10 phút giúp nó ấm lên.

8. Để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông lạnh giá, các bạn cần lưu ý

Chú ý giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng,… Đi ra ngoài cần mặc áo khoác chất liệu chắn gió, đeo khẩu trang.
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cũng cần tránh ăn quá nhiều vào ban đêm vì điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hoạt động yếu đi.
Những thực phẩm cần tránh: Bánh mì làm từ bột mì trắng, khoai tây chiên, các loại đồ uống có gas, sữa đông, cà phê lạnh, dưa chuột, chất cồn, tiêu thụ quá nhiều bơ hay uống nước lạnh sau các bữa ăn đều là những thứ không được khuyến khích trong điều kiện thời tiết lạnh.

  • Không nên uống rượu bia khi đi ra ngoài trời lạnh tránh bị đột quỵ.
  • Không nên ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.
  • Duy trì tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, có sức khỏe tốt hơn, phòng chống lại bệnh tật.
  • Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.
  • Tuyệt đối không tắm khuya, tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió,…

Việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông là điều quan trọng và không khó thực hiện. Trên đây là những Cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông cực hiệu quả các bạn nên tham khảo và thực hiện để cơ thể trở nên ấm áp và tránh được bệnh cảm lạnh nhé!

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Tử vi tuổi Tý (chuột) năm 2018 (Tạo lúc: )
  2. Tử vi tuổi Tỵ năm 2018 (Tạo lúc: )
  3. Tử vi năm 2018 của cung Bọ Cạp (Tạo lúc: )
  4. Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
  5. Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
  6. Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
  7. Bài khấn cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 về ăn Tết (Tạo lúc: )
  8. Bài văn khấn mùng 1 Tết - Cúng thần linh và gia tiên ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
  9. Bài văn khấn nôm Ông Hoàng Bảy đầy đủ (Tạo lúc: )
  10. Bài Văn khấn Ông Công - Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch (Tạo lúc: )

Danh mục