Tại sao nói tết cả năm không bằng rằm tháng giêng
1. Nguồn gốc của ngày tết nguyên tiêu
1.1 Theo dân gian
Về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.
Tiết Lập xuân, trời ấm, hoa nở, bướm phát triển. Sau đó, theo chu kỳ sinh trưởng của loài bướm, trứng bướm nở ra sâu, lan rộng khắp nơi phá hoại mùa màng. Vì vậy công việc cần thiết của nông dân lúc này là diệt sâu bọ. Trong những ngày đó (sau tiết Lập Xuân), họ sẽ đi ra đồng tập trung rơm rạ, lá khô đốt lên để diệt các loại côn trùng có hại. Yếu tố lửa vẫn duy trì đến ngày nay thể hiện qua tục treo đèn lồng vào ngày này.
1.2 Theo truyền thuyết
Lại có truyền thuyết kể rằng: “Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng.
Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong”.
>>> Rằm tháng Giêng hay sự tích ngày tết Nguyên Tiêu
1.3 Theo Nho học
Theo Nho học thì xưa ngày này còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau lễ hội tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân.
1.4 Theo đạo Phật
Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật... Trăng tròn đầu tiên cho một năm tốt lành Theo Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, sở dĩ người dân hay nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là vì Rằm tháng Giêng là rằm khởi đầu của năm, thích hợp với việc ước nguyện điều lành.
Thượng tọa Thích Thiện Chiếu cho biết: Rằm tháng Giêng trùng với lễ Thượng Nguyên nên là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Đến ngày này, mọi người thường đi chùa phóng sinh, làm nhiều việc thiện, cúng dường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
2. Tại sao nói tết cả năm không bằng rằm tháng giêng?
Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.
Trong dân gian vẫn hay có câu nói: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, để nói về tầm quan trọng của ngày này đối với người Việt.
Thêm vào đó, tháng này công việc lại ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các tháng khác (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).
Bên cạnh đó, Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ nguyên (Rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10) với ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách.
Đối với người Việt, lễ rằm tháng Giêng là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp những người đau yếu, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù.
Ngoài ra, theo nông lịch, rằm tháng Giêng cũng là khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Với quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cầu, cúng.
Hiện nay cũng có quan niệm khác về ngày rằm tháng Giêng, cho rằng đây là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: “Lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng”.
Ngày rằm tháng Giêng còn được coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. Bởi thế nên cúng cả năm cũng không bằng rằm tháng giêng là như vậy.
Ngày rằm tháng Giêng ở Việt Nam ngày càng xa dần điển tích nguyên thủy và sinh hoạt của Trung Hoa mà hòa nhập vào sinh hoạt Phật Giáo. Dù kinh điển Phật không nói đến ngày rằm tháng Giêng nhưng trong đại đa số dân chúng (truyền thống Tam Giáo: Phật – Khổng – Lão) thì đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành. Còn với Phật Tử thuần thành thì ngày rằm đầu năm mới để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni, phóng sanh, làm những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, chúng sanh an lạc
Đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.
Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn.
3. Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng âm lịch là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng.
Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật. Nhưng thông thường nhất là cúng trong khoảng từ ngày 14 âm lịch đến trước giờ Ngọ ngày 15 âm lịch là tốt hơn cả.
Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Một đĩa hoa quả Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau, xôi chè...
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Dần năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Dậu năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Hợi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Mão năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Mùi năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Ngọ năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Sửu năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Thân năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tư vi tuổi Thìn năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Tuất năm 2018 (Tạo lúc: )