Ý nghĩa của cây Lựu trong phong Thủy
Trong 1 – 2 năm gần đây, vào mỗi dịp Tết chúng ta thường thấy những hàng cây cảnh bán cây lựu hay những cành lựu để trang trí nhà ngày Tết. Vậy cây lựu trong phong thủy có ý nghĩa gì,? Hãy cùng Âm Lịch tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy?
Cây lựu là loại cây thân gỗ, trong phong thuỷ nó tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Những quả lựu căng đỏ tựa như những chiếc lồng đèn mang lại cho gia chủ sự may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Còn những chùm hoa lựu thì có tác dụng giúp gia chủ xua đuổi tà ma và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra khi đặt cây lựu đỏ trước nhà vào dịp lễ Tết sẽ giúp cho gia chủ thu hút tài lộc trong những ngày đầu năm mới và tô thêm phần sức sống cho căn nhà của bạn.
2. Vị trí trồng cây lựu trong phong thủy mang tài vận
Sau khi đã biết được công dụng của cây lựu trong phong thủy thì gia chủ nên đặt cây lựu ở vị trí nào là một câu hỏi được nhiều người thắc mắc? Và câu trả lời dành cho bạn chính là đặt ở trước nhà. Bởi theo quan niệm của cha ông, trước nhà là vị trí hứng tài lộc, đón những tia nắng đầu tiên. Thế nên đặt cây lựu trước nhà sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều tài lộc, xua đuổi điềm xấu.
3. Cây lựu hợp mệnh gì?
Không chỉ có cây liễu được đề cập tới trong văn học mà cả cây lựu cũng được xuất hiện nơi đây, không chỉ mang đến một vẻ đẹp hiển hiện ra trước mắt người đọc mà còn thể hiện cho một đức tính vô cùng đẹp đẽ của một con người nối tiếp nhau qua từng thế hệ. Mệnh Thạch Lựu Mộc cũng là một trong số những mệnh khác của phong thủy mang những điều huyền bí riêng của chính mình.
Nghĩa của nạp âm Mệnh Thạch Lưu Mộc được cắt nghĩa như sau, thạch nghĩa là đá, lựu là cây lưu, được gọi là cây lựu đá, với hình dạng thấp nhưng có một sức sống bền vững, thường sống tại khu vực thuộc núi , cũng có hoa quả nhưng vẻ ngoài có khác so với loại thường thấy. Với những người sinh vào năm Canh Thân và Tân Dậu thì thuộc Mệnh Thạch Lưu Mộc:
Tân Dậu có Can là Tân thuộc âm Kim, có Chi Dậu nằm trong âm Kim, hai yếu tố Can Chi tương hợp với nhau thể hiện cho một con người với một khả năng từ khi được sinh ra.
Canh Thân có Can là Canh thuộc Kim, Chi là Thân thuộc Kim, Can Chi có mối quan hệ tương hòa với nhau. Có phần tài lộc và ưu thế hơn những người khác, nhận được thành công rực rỡ trong tương lai về tất cả các mặt.
Quá trình kết hợp với một số mệnh nào đó để nhận được nhiều năng lượng linh khí cũng như là sự may mắn trong con đường cuộc sống thường ngày:
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Lư Trung Hỏa, với một cây lựu có phần thân là gỗ sẽ được sử dụng để duy sự sự sống cho Hỏa, một liên kết tạo nên sự hài hòa và tốt đẹp.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Giản Hạ Thủy, một mạch nước ngầm dưới lòng đất sẽ trở thành nguồn cung cấp nước cho cây lựu vô cùng tốt, thể hiện cho một sự quý giá, tạo khả năng phát triển, đơm bông, kết trái, tạo mối liên kết chặt chẽ.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Dương Liễu Mộc, cả hai loại trên này đều được con người sử dụng làm cản, với một mối quan hệ hòa thuận, gắn bó, yêu thương nhau, nên có thể hỗ trợ cho nhau rất tốt từ trong cuộc sống thực tiễn.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Tuyền Trung Thủy, cây lựu được bổ sung bằng một nguồn nước tươi mát, tạo một sự sinh trưởng mạnh, nên mối liên kết này sẽ mang lại sức sống mạnh mẽ, một màu xanh của sự tươi mát.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Tùng Bách Mộc, cả hai mệnh này nếu được ở gần nhau thì sẽ mang đến sự thịnh vượng, linh khí cũng có sự giống nhau nên việc dung hòa rất có lợi.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Bình Địa Mộc, với cây lựu đá khi được trồng ở khu vực đồng bằng thì nguồn sống kém lại, bù đắp cho thiếu sót ấy là một ý chí vươn lên, giành lấy nguồn ánh sáng và thức đẩy tới thành công, việc kết hợp của hai mẹnh này mang một tính chất kích thích đi lên, tạo sự thịnh vượng.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Phúc Đăng Hỏa, mặc dù nhìn vào không thấy có tác động qua lại, nhưng xét về mặt tính chất thì chúng khá là hợp nhau, hợp ở phần đị chi, do đó khi kết hợp sẽ tạo nên được sự nghiệp lớn.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Thiên Hà Thủy, nguồn nước mưa lúc nào cũng mang lại tác dụng cho cây cối, tạo nên một khu vực xanh tươi, tạo được thành công bằng hình thức kết quả, sự ngọt ngào và hạnh phúc về già.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Đại Trạch Thổ, vùng đất cồn cát là nơi rất tốt cho lựu sinh sôi nảy nở, nên việc gặp gỡ nhau tạo nên sự giàu có và tài lộc.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Tang Đố Mộc, hai loại cây này đều được con người trồng lên thu hoạch, có thể được coi là hàng xóm sống chung với nhau, mang lại kết quả tốt và cát lợi.
Mệnh Thạch Lưu Mộc và mệnh Thiên Thượng Hỏa cát vượng và đẹp đẽ, giúp mang đến sức sống cho cây lựu, có nguồn ánh mặt trời thì sự phát triển mới tốt, mang lại trái ngon cho con người.
Tất cả những mệnh còn lại thì Mệnh Thạch Lưu Mộc không nên kết hợp vì hoàn toàn không tốt, làm ăn thì thất bại, sức khỏe suy yếu, không được hạnh phúc và giàu có. Chính là sự nguy hiểm này mà việc lựa chọn đúng mệnh kết hợp mới mang lại nhiều điều may mắn.
4. Trồng cây lựu ở ban công
Lựu là loại cây có thể trồng ở trong vườn hoặc trồng trong chậu. Lựu khá dễ sống và nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, cây sẽ cho ra rất nhiều quả hơn cả bạn mong đợi. Ở những miền quê Việt Nam, dễ dàng có thể tìm thấy góc sân nhà sẽ có một cây lựu nở hoa đỏ rực rỡ vào mùa hè. Lựu dễ trồng, ít cần đến sự chăm chút. Vì thế, mọi người thường trồng lựu vừa để làm cảnh vừa để cây ra quả thưởng thức.
Khi ngắm nhìn một chậu trồng lựu, ngay lập tức bạn sẽ thích thú nghĩ đến việc sẽ trồng một cây lựu thật đẹp như vậy. Cách trồng lựu lùn cũng không làm khó bạn. Chỉ cần chọn một quả lựu thật chín, to, mọng nước, lấy hạt từ bên trong và bắt đầu rửa sạch, để ráo nước.
Để chắc chắn hơn trong việc trồng cây, bạn có thể ươm cùng lúc nhiều hạt bằng cách bỏ hạt vào khăn giấy ẩm và cuộn lại. Chỉ khoảng vài ngày sau, hạt sẽ mọc mầm. Lưu ý đến việc giữ ấm và ẩm cho khăn giấy để rút ngắn thời gian mọc mầm.
Sau khi hạt nảy mầm, bạn nên chuẩn bị giá thể gồm phân bón và xơ dừa, một chút đất thịt mịn để gieo hạt vào bên trong. Lưu ý cần tưới đủ ẩm cho hạt, đủ ấm cho hạt để nhanh chóng xuất hiện cây con.
Khoảng 6 tuần, từ hạt sẽ mọc lên cây con cao từ 8 – 10cm. Sau khoảng 3 tháng tính từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao từ 15 – 20cm. Đây là thời điểm thích hợp để có thể chuyển cây sang chậu cỡ lớn để trồng cố định.
Tùy vào mục đích trồng để bạn chọn được kích cỡ chậu phù hợp. Nếu chủ yếu trồng lựu làm cảnh, bạn nên chọn một chậu xinh xắn với kích cỡ nhỏ gọn. Cây lựu sẽ giúp bạn làm đẹp nhà hoặc ban công nơi chúng được đặt. Tuy nhiên, nếu vừa muốn cây để làm cảnh vừa có thể thu hoạch quả hàng năm, lưu ý nên chọn chậu cỡ lớn như cách chọn chậu trồng bầu, bí. Thường xuyên bón phân định kỳ, cắt tỉa cành lá, chú ý đến việc thoát nước tốt sau khi tưới để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể.
Bạn nên đảm bảo đủ nước cho cây, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, ngày cây ra nhiều hoa hay suốt quá trình đậu trái. Cây lựu rất ưa phân hữu cơ, vì thế bạn có thể sắp xếp thời gian để bón 1 lần/ tháng. Thường thì quả lựu được hái trong chậu sẽ nhỏ hơn lựu trồng trong vườn nhưng mùi vị và hương thơm thì không thay đổi.
Lựu là cây ưa nhiều nắng và ưa nước. Vì thế, việc tưới nước là nhiệm vụ không thể quên mỗi ngày. Để cây trĩu quả, bạn có thể thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn kích thích cây đẻ nhiều cành nhánh giúp bạn có thể nhìn ngắm những quả lựu lúc lỉu sai trĩu quả làm duyên cho ngôi nhà của mình.
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Tý (chuột) năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Tỵ năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Bọ Cạp (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Cự Giải (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Kim Ngưu (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Ma Kết (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Song Ngư (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Xử Nữ (Tạo lúc: )
- Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )