Tương sinh là gì? Các mệnh tương sinh trong ngũ hành
Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tồn tại hai mối quan hệ tương sinh và tương khắc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tương sinh là gì, vòng tròn tương sinh và ứng dụng của nó trong cuộc sống hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo.
1. Tương sinh là gì?
Nói về mối quan hệ tương sinh
Tương sinh là mối quan hệ nuôi dưỡng, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển giữa hai mệnh trong ngũ hành. Có tương sinh thì vạn vật trong tự nhiên mới có thể sinh trưởng, phát triển tốt đẹp được.
Sự tương sinh giữa các mệnh trong ngũ hành tạo thành vòng tròn tương sinh. Mỗi mệnh sẽ nhận được sự hỗ trợ của hành khác, và chính nó cũng sẽ đi hỗ trợ hành khác.
2. Các mệnh tương sinh trong ngũ hành
Theo vòng tròn tương sinh trong ngũ hành, ta có các cặp mệnh tương sinh như sau:
- Kim sinh Thủy: Kim loại gặp nhiệt độ cao nóng chảy sang thể lỏng (đại diện cho nước).
- Thủy sinh Mộc: Nước là nguồn sống của cây cối, nuôi dưỡng thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Mộc sinh Hỏa: Gỗ của cây có thể làm nhiên liệu đốt cháy mọi thứ.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ trở thành tro bụi. Tro bụi lâu ngày bồi lên thành đất.
- Thổ sinh Kim: Kim loại quý hiếm được hình thành trong đất.
Như vậy, dựa vào bảng ngũ hành tương sinh ta có thể thấy rằng. Một hành đều có mối quan hệ với hai hành khác, đó là "cái sinh ra nó" và "cái nó sinh ra". Điều này cũng trùng khớp để lý giải sự vận động của tự nhiên.
3. Ứng dụng của ngũ hành tương sinh
Ứng dụng của ngũ hành tương sinh
Vì tương sinh là mối quan hệ phát triển, tốt đẹp nên nó được các chuyên gia phong thủy nghiên cứu và ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống. Cụ thể một số khía cạnh như:
Mệnh của tuổi:
Mỗi người sinh ra sẽ có một mệnh ngũ hành tương ứng. Muốn biết mệnh của mình là gì, bạn đọc có thể tra cứu bảng xem cung mệnh. Dựa vào mệnh đó, bạn sẽ biết tính cách đặc trưng của mình là gì, chẳng hạn như:
- Người mệnh Thổ: Những người mệnh này thường có tính cách trầm lắng, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành. Họ dám nghĩ dám làm, tập trung vào hành động, ít khi bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài.
- Người mệnh Thủy: Mệnh Thủy thường là những người có tính cách sôi động, nhiệt huyết và hoạt náo. Họ giỏi giao tiếp, nổi bật trong đám đông. Những người này cũng có tính cách hướng ngoại nhiều hơn.
- Người mệnh Kim: Đa số là những người có tính cách rắn rỏi, cứng cáp, có phần lạnh lùng. Họ thẳng thắn, cương trực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và cuộc sống. Mệnh Kim cũng có nhiều nguyên tắc, kỷ luật riêng của mình.
- Người mệnh Hỏa: Mệnh Hỏa là những người nhiệt tình, năng nổ và rất tốt bụng. Họ hơi nóng tính một chút, nhưng lại rất quyết đoán, mạnh mẽ trong những trường hợp cần thiết.
- Người mệnh Mộc: Người mệnh này tính cách ôn hòa, nhẹ nhàng, hiền hậu. Họ rất thân thiện, tốt bụng nên được nhiều người yêu mến. Tính cách dĩ hòa vi quý, không bao giờ mâu thuẫn, cạnh tranh với bất kỳ ai.
Màu sắc phong thủy:
Màu sắc phong thủy
Mỗi mệnh trong ngũ hành sẽ đại diện cho một nhóm màu. Cụ thể:
- Mệnh Kim: Màu trắng, xám, ghi
- Mệnh Mộc: Màu xanh lá cây
- Mệnh Thủy: Màu xanh nước biển, đen
- Mệnh Thổ: Màu vàng, nâu đất
- Mệnh Hỏa: Màu Đỏ, hồng, tím
Theo quy luật ngũ hành về màu sắc, một mệnh sẽ hợp với màu của chính bản mệnh (màu tương hợp), và hợp với màu của hành tương sinh.
Ví dụ người mệnh Kim sẽ hợp màu trắng, xám, ghi (màu bản mệnh) và màu vàng, nâu đất (màu tương sinh, Thổ sinh Kim). Khi chọn màu sắc ngũ hành thì nên ưu tiên chọn màu tương sinh trước, sau đó tới màu tương hợp.
Tuổi kết hôn, tuổi làm ăn, tuổi sinh con:
Xem tuổi kết hôn tuổi sinh
Mệnh ngũ hành cũng được ứng dụng để xem tuổi vợ chồng, tuổi làm ăn, tuổi sinh con,.. Hoặc xem tuổi giữa hai người nào đó có hợp nhau hay không.
Cách xem rất đơn giản, bạn đọc chỉ cần xác định mệnh ngũ hành của mình và đối phương, sau đó đối chiếu vào bảng quy luật ngũ hành thì sẽ thấy kết quả.
Ví dụ người mệnh Kim muốn biết mình hợp người mệnh gì, thì dựa vào vòng tròn tương sinh. Ta có: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Vậy người mệnh Kim sẽ hợp với người mệnh Thổ và người mệnh Thủy.
Lưu ý, mệnh Kim nên chọn người mệnh Thổ thì tốt hơn, vì Thổ sinh Kim. Còn Kim sinh Thủy thì sẽ có lợi hơn cho người mệnh Thủy, trong trường hợp mệnh Thủy quá mạnh, mệnh Kim bị yếu thì sẽ gọi là sinh xuất (không tốt).
4. Ngoài tương sinh ra còn mối quan hệ nào tốt trong ngũ hành?
Ứng dụng của ngũ hành tương sinh
Như bạn đọc đã biết, tương sinh là mối quan hệ tốt trong ngũ hành. Vậy ngoài tương sinh ra còn có mối quan hệ nào trong vòng tròn ngũ hành hay không? Câu trả lời là có, người ta thường nhắc đến khái niệm tương vượng và tương hợp.
Tương vượng là gì?
Một hành tố tồn tại sẽ trải qua nhiều giai đoạn, từ khi hình thành, phát triển đến khi tàn lụi, được gọi là: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử. Vậy tương vượng tức là giai đoạn phát triển nhất của một hành tố.
Theo đó, mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa sẽ vượng tại các giai đoạn:
- Mộc đế vượng tại Mão.
- Hỏa đế vượng tại Ngọ.
- Kim đế vượng tại Dậu.
- Thủy đế vượng tại Tý.
Hoặc nếu tính theo một năm thì các mùa sau đây mệnh sẽ phất:
- Mùa xuân: Mộc vượng
- Mùa hạ: Thủy vượng
- Mùa thu: Kim vượng
- Mùa đông: Thủy vượng
Tương hợp là gì?
Xem phong thủy ngũ hành
Tương hợp trong ngũ hành tức là chịu đựng được, mặc dù không tốt như tương sinh nhưng cũng là mối quan hệ bình hòa.
Chẳng hạn như trong phong thủy nhà đất:
- Mệnh Kim hợp hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
- Mệnh Mộc hợp hướng Đông, Nam và Đông Nam
- Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
- Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
- Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Như vậy bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về các mối quan hệ tương sinh, tương hợp, tương vượng trong ngũ hành. Đặc biệt luận giải chi tiết tương sinh là gì.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại quý bạn trong những nội dung tiếp theo về tử vi, phong thủy nhé!
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi năm 2018 của cung Kim Ngưu (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Song Ngư (Tạo lúc: )
- Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
- Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn lễ Đức Thánh Trần (Tạo lúc: )
- Cúng thần linh và tổ tiên ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán (Tạo lúc: )
- Lễ Vu Lan cúng cô hồn - Bài văn khấn cúng Rằm Tháng 7 (Tạo lúc: )
- Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I) (Tạo lúc: )
- Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần II) (Tạo lúc: )