Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Phong thủy với thuyết "Nhân - Quả"

Xưa nay người ta vẫn chú trọng về phong thủy, và thường coi phong thủy ở phần mộ tổ tiên hoặc nhà ở, đất cát... Tuy nhiên điều trọng yếu ở phong thủy lại không phải nằm ở đó. Cùng tìm hiểu Phong thủy với thuyết "Nhân - Quả" qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phong thủy

“Phong” là sự chuyển động của không khí, di động liên tục từ nơi này đến nơi khác. “Thủy” có nghĩa là “nước”, là dòng chảy lưu động.
Phong thủy nguyên lai là gì đây? Đặc biệt trọng yếu chính là ở bốn chữ “tâm sinh vạn pháp”, vô cùng đơn giản, nhưng cũng đúng đắn phi thường.

Tất cả trong phong thủy bao gồm:

  • Đầu tiên trong phong thủy là gì? Chính là NGƯỜI .
  • Thứ hai trong phong thủy là gì? Là TÂM .
  • Thứ ba trong phong thủy là gì? Là HÀNH VI .

Người có lòng biết ơn, luôn nghĩ tốt cho người khác, cái này gọi là tụ quang. Quang hướng về phía trước, biểu hiện ở trên mặt, chính là nụ cười. Khuôn mặt vui vẻ mỉm cười, miệng tựa như đóa hoa sen, khẳng định sẽ phát tài.

Người thường xuyên có ý nghĩ không tốt, oán hận người khác, ghen tị với người khác, cái này gọi là tụ âm. Khí âm thì trầm xuống, biểu hiện ở trên mặt, chính là vẻ mặt u ám rầu rĩ, cáu bẳn, khẳng định là gặp xui xẻo, vận xui.

Ngọn nguồn của phong thủy, ở chỗ hiếu thân tế tổ, yêu quý gia đình, cung kính tổ tiên, thì sẽ tự nhiên ăn sâu bén rễ, cành lá tự nhiên tốt tươi. Sự nghiệp thịnh vượng, gia đình thịnh vượng, gặp nhiều quý nhân, mọi sự đều hưng thịnh.

Một người mà không hiếu thuận với cha mẹ, là tuyệt đối không thể làm đại quan, bởi vì anh ta bất hiếu thì liền sẽ không tôn trọng thượng cấp, đồng sự và mọi người, anh ta hằng ngày cuộc sống lẫn công tác cũng sẽ không thuận lợi, cả đời liên tục suy sụp, ở thời khắc trọng yếu mà bại trận.

Trong phong thủy: "phúc nhân cư phúc địa" - Nghĩa là, người nếu như có phúc, thì chỗ ở của người đó nhất định là phúc địa. Còn nếu như chỗ ở của bạn vốn dĩ không phải là phúc địa, thì bạn cũng có thể ngụ ở đó và biến nó thành phúc địa.

Cho nên, quan trọng nhất của phong thủy chính là bản thân mình phải thay đổi, chính mình cải biến, khi sửa đổi tâm mình, thì các loại vấn đề của phong thủy, nếu như vốn trước đó không thuận lợi cũng sẽ tự nhiên mà tiêu mất.

2. Các quan niệm về vận mệnh

Trước hết, để hiểu rõ hơn về luật nhân quả của Phật giáo, chúng ta cần làm rõ một số thuyết khác cũng có bàn về vận mệnh như: thuyết phong thủy, tướng mệnh. Trong những thuyết này thường có câu: “nhất triều lạc địa mệnh an bài”, tức khi một đứa trẻ rời khỏi cơ thể mẹ, cất tiếng khóc đầu đời tức là vận mệnh của nó đã được định đoạt sẵn. Nó giống như cuốn sổ được viết từ trước, trong đó có may mắn có bất hạnh, có phú quý nghèo hèn, có sướng vui buồn khổ đều do cuốn sổvận mệnh đó chi phối. 

Thuyết phong thủy chủ yếu dựa trên triết lí “thiên thời-địa lợi-nhân hòa”, được coi là tam khí ảnh hưởng đến con người. Vì vậy, khi xây nhà người ta thường phải chọn ngày lành tháng tốt, ấy là lấy thiên thời; phải chọn hướng nhà phù hợp, ấy là địa lợi; khi động thổ phải mời người nhân từ, phúc đức, có đầy đủ cả con trai, con gái để động thổ gọi là nhân hòa. 

Tuy nhiên, ngày nay không còn nhiều người tìm hiểu phong thủy để ý đến yếu tố “nhân hòa” mới là quan trọng nhất. Chỉ chăm chú đập tường, khoét vách, bài trí đồ đạc, phối hợp màu sắc...tức môi trường bên ngoài, mà quên không nhắc nhở gia chủ chăm chút yếu tố nội tại là con người. 

Câu khẩu quyết quan trọng nhất của phong thủy phản ánh quan niệm trên chính là “phúc địa phúc nhân cư, phúc địa đẳng phúc nhân”. Dịch nghĩa: Nơi mảnh đất “phúc địa” tức phong thủy tốt nhất trong trời đất đều phải “người phúc đức” mới ở đó được, mảnh đất “phúc địa” luôn chờ người “phúc đức” đến. Nói cách khác, nếu người không có phúc đức thì không thể ở nơi có phong thủy tốt, nếu được rồi thì sau cũng mất. 

Trong tướng mệnh tử vi, người ta lại căn cứ vào thời khắc sinh ra của đứa trẻ, được gọi là “sinh thần bát tự” (tám chữ can chi ghi ngày, giờ, tháng, năm đứa trẻ sinh ra) để đưa ra một loạt các dự báo về tính cách và biến cố cuộc đời đứa trẻ sau này. Nhưng tướng mệnh cũng luôn nhắc nhở mọi người rằng: “đức năng thắng số”, “tướng tùy tâm chuyển”, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Nghĩa là “đức” mà con người tạo ra có thể thắng được vận mệnh, có thể vượt lên trên số mệnh.

3. Phong thủy với thuyết "Nhân - Quả"

3.1  Nhân quả là gì?

“Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có.

3.2 Phong thủy với thuyết "Nhân - Quả"

Xưa nay mọi người đều biết phong thủy ảnh hưởng đến con người, nhưng lại có rất ít người biết rằng con người có thể ảnh hưởng và hình thành phong thủy:

  • Người thích nỗ lực cố gắng, phúc báo càng ngày càng nhiều.
  • Người thích cảm ơn, thuận lợi càng ngày càng nhiều.
  • Thích giúp người, quý nhân càng ngày càng nhiều.
  •  Thích oán hận, phiền não sẽ càng ngày càng nhiều.

 

  • Thích hài lòng, khoái hoạt càng ngày càng nhiều.
  • Thích trốn tránh, thất bại sẽ càng ngày càng nhiều.
  • Thích chia sẻ, bằng hữu càng ngày càng nhiều.
  • Thích tức giận, bệnh tật càng ngày càng nhiều.
  • Thích lợi dụng, bần cùng  càng ngày càng nhiều.
  • Thích bố thí (ngày nay gọi là "làm từ thiện") phú quý càng ngày càng nhiều.
  •    Thích hưởng thụ, thống khổ liền càng ngày càng nhiều. 
  • Thích học tập, trí tuệ càng ngày càng minh mẫn, thông tuệ. 

4. Số mệnh do chính mình nắm giữ

Phật dạy: “Muốn biết quá khứ hay tương lai của một người chỉ cần nhìn những điều người đó đang nhận hoặc đang làm ở hiện tại là có thể biết được”. Qua quy luật nhân quả, Phật dạy ta biết rằng, vận mệnh là do tự bản thân mỗi người nắm giữ, quyết định chứ không phải do thế lực nào tạo nên. Mình tự gieo nhân thì tự gặt lấy quả, tùy theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau. 

Quan điểm này hoàn toàn khác với bói toán hay tướng số, tức “thuyết định mệnh” hoặc “thuyết túc mệnh” cho rằng vận mệnh là do trời định không thể thay đổi. Từ quan niệm nhân quả của Phật chúng ta có thể thấy, những việc hiện tại chúng ta đang nhận là do “nhân” đã trồng trước đây tạo ra. Nhân muốn hình thành nên quả thì ở giữa phải có duyên tức điều kiện. 

“Nhân” đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái có thể thay đổi chính là “duyên”, điều kiện để tạo ra kết quả. Nói cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này từ bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Nhà Phật khuyên người ta cách thay đổi vận mệnh một cách tích cực và sẽ nhận được phước báo.

Quả báo chia làm hai kiểu, thứ nhất là báo ứng chính và báo ứng phụ thuộc. Một người có tượng mạo đẹp xấu, thọ trường hay đoản mệnh, vận mệnh giàu hay nghèo là thuộc báo ứng chính. Môi trường xã hội tốt hay xấu, hoàn cảnh gia đình tốt hay xấu, con cái người thân tốt hay xấu là báo ứng phụ thuộc. 

Về căn bản, Phật pháp nói cho ta biết lí do hình thành nên tướng và mệnh, tức công nhận có tướng và mệnh nhưng không khuyến khích người ta xem tướng, xem bói. Bởi tướng và mệnh ấy ở mỗi con người dù có xem có đoán thì cũng đã như vậy, không xem không đoán thì nó cũng đã như vậy. Chỉ có thay đổi từ gốc rễ, thay đổi nhân duyên thì mới chuyển biến, thay đổi được kết quả. 

Việc chuyển biến này lại phải xuất phát từ tâm địa của mỗi người, “tâm địa” là mảnh đất tâm hồn, trong đó gieo những hạt thiện ác, sinh trưởng mầm thiện ác, cuối cùng kết thành quả thiện ác. 

Phật dạy rằng tất cả đều do tâm mà sinh tạo ra, nên muốn thay đổi mình thì trước hết phải chú ý đến tâm niệm của bản thân. Vì vậy, tâm có thể tạo ra nghiệp cũng có thể chuyển nghiệp, phúc báo họa báo đều do con người tự tạo ra, đức năng thắng số, tướng tùy tâm chuyển là ý như vậy. 

Nếu tâm tốt mệnh cũng tốt thì phú quý đến già, những người này được cho là thiện căn và phúc đức trước đây đều tương đối dày, nay thiện duyên lại gặp nên hưởng thụ đại phú đại quý. Nhưng họ lại tin vào nhân quả nên coi trọng đạo đức, liêm khiết công bằng, thích bố thí cứu bần, tích cực gieo thiện nhân nên không chỉ phú quý đến già mà con cháu cũng thành đạt, xum vầy êm ấm. 

Nếu mệnh tốt mà tâm không tốt thì phúc biến thành tai họa, những người này trước đây có thiện căn phúc đức nay được hưởng phú quý vinh hoa. Nhưng khi được hưởng điều phú quý ấy thì lại tham lam ngũ dục, lợi dụng quyền lực, hại người lợi mình tạo ra nhiều ác nghiệp nên phú quý càng lớn thì ác nghiệp cũng càng nặng.

Nếu phúc ấy báo ứng đã hết luân chuyển đến ác báo thì không chỉ thân bại danh liệt mà gia đạo cũng gặp nhiều biến cố, không được êm ấm hòa thuận. Tâm có thể chuyển nghiệp nên mệnh có tốt đến mấy nhưng tâm không tốt thì phúc báo mĩ mãn sẽ chuyển thành tai ương bi thảm.

Nếu tâm tốt mà mệnh không tốt thì họa chuyển thành phúc, những người này trước đây tạo nghiệp ác nay nghiệp ác ấy đã gặp duyên nên bị ác báo. Nhưng do có tâm tốt, làm nhiều điều tốt nên được hạnh phúc vui sướng.

Nếu tâm và mệnh đều không tốt thì tai ương và nghèo đói: những người này trước đây làm nhiều điều xấu, gặp nhiều tai ương nhưng nay không biết hồi tâm chuyển ý phạm nhiều sai lầm nên nghèo khó suốt đời, tai ương không ngớt.

Tâm có thể chuyển được mệnh thì điều quan trọng nhất là phải tích nhân đức, mệnh được tạo ra từ tâm nên những việc tốt xấu đều do con người tự tạo ra, tin vào mệnh mà không tu tâm thì hiểm nguy cũng cận kề. Phật dạy cho người ta sống tốt hơn, cũng dăn dạy để con người tự hoàn thiện bản thân, làm người có ích cho xã hội, biết quan tâm chia sẻ để xã hội ngày một tốt hơn. 

Một cuộc sống hạnh phúc sung sướng thật sự, không có gì ngoài “tích phúc tạo phúc”. Chúng ta cần phải tích đức, tích phúc, quý trọng gia đình và mọi người xung quanh mình.

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
  2. Bài văn khấn mùng 1 Tết - Cúng thần linh và gia tiên ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
  3. Bài Văn khấn Ông Công - Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch (Tạo lúc: )
  4. Lễ Vu Lan cúng cô hồn - Bài văn khấn cúng Rằm Tháng 7 (Tạo lúc: )
  5. Ngày vía thần tài - Bài cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng (Tạo lúc: )
  6. Văn cúng khấn Tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 Âm lịch) (Tạo lúc: )
  7. Văn khấn - Lễ cúng mua xe ô tô mới (Tạo lúc: )
  8. Văn khấn cúng Lễ động thổ, cất nóc - Xem tuổi xây nhà (Tạo lúc: )
  9. Văn khấn cúng sao giải hạn sao Thủy Diệu (Tạo lúc: )
  10. Văn khấn Lễ Cát Kỵ (Giỗ Thường) - Lễ cúng Gia Tiên (Tạo lúc: )

Danh mục