Cách chọn gạch lát nền nhà theo phong thủy trong ngũ hành
Trong bài viết này, site sẽ giúp các bạn có được cách lựa chọn gạch lát nền nhà theo phong thủy trong ngũ hành. Các tư vấn của chúng tôi đều dựa trên các tiêu chuẩn mới nhất của phong thủy. Hy vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại gạch phù hợp với căn nhà, sinh mệnh của mình, đặc biệt là về mặt màu sắc.
Màu sắc của gạch lát nền có thể lựa chọn tùy theo sở thích và tính cách của bản thân.Tuy nhiên những quy luật trong phong thủy cũng cần phải lưu ý, màu sắc gạch lát nền phải phù hợp với tương sinh tương khắc. Nắm được quy luật phối màu này cùng với màu sắc trong kiến trúc, nội thất sẽ tạo ra được không gian hài hòa.
1. Quy luật Sinh thăng – Khắc Giáng
Quy luật Sinh thăng: tức là đi từ dưới lên trên, bắt đầu từ màu nền sẽ sinh ra màu tường vách, trần nhà. Chẳng hạn chọn gạch lát nền nhà theo phong thủy có màu vàng (thổ) thì tường nên là màu trắng (kim) vì thổ sinh kim. Trần nhà thì nên lựa chọn các màu xanh da trời, màu xanh nhạt (thuộc hành thủy). Quy luật này thường được áp dụng cho những căn nhà nguyên khối, căn hộ chung cư,… mang đến màu sắc hài hòa.
Quy luật khắc giáng: Tức là đi từ trên xuống dưới, màu trần nhà sẽ khắc màu tường và màu tường khắc màu nền nhà, sàn nhà. Chẳng hạn: nếu trần nhà là màu thuộc hành Kim (màu trắng, xám trắng,…) thì tường nên là hành thủy (màu xanh nhạt, xanh da trời,…) vì màu xanh tượng trưng cho mộc (kim khắc mộc). Đến gạch lát nền nhà thì nên thuộc hành thổ (màu vàng đất, nâu nhạt) vì mộc khắc thổ. Với cách lựa chọn, phối hợp màu sắc này căn nhà của bạn sẽ trở nên tương phản và đẹp đúng theo quy luật phong thủy.
2. Chọn gạch lát nền nhà theo phong thủy
Phối màu gạch và sơn theo ngũ hành
Dựa theo quy luật Sinh Thăng – Khắc Giáng mà ta có được cách phối hợp màu sắc hài hòa. Tương sinh theo ngũ hành mệnh trạch thì lấy màu thuộc bản mệnh của gia chủ và hai màu trước, sau trên phòng tròn sinh khắc mà phối hợp. Còn 2 màu ở xa còn lại thì nên dùng ở mức độ hạn chế.
Chẳng hạn, gia chủ mệnh thổ (màu tượng trưng là vàng), thì nên bổ sung hai màu thuộc hành kim (xám, trắng) và màu thuộc hành Hỏa (Cam, đỏ). Hai màu thuộc hai hành còn lại là thủy (màu đen, xanh da trời) và mộc (xanh lá cây) chỉ nên dùng hạn chế…
Lựa chọn gạch lát nền theo phong thủy cho người mệnh Kim:
Theo quy luật phối hợp màu sắc ở trên và quy luật Sinh Thăng, Khắc Giáng gia chủ mệnh kim (màu trắng) nên được bổ sung thêm các màu sắc nâu, vàng sẽ đem lại nhiều may mắn và niềm vui cho gia chủ. Đồng thời gia chủ cũng cần phải tránh các màu sắc hồng, đỏ, màu tím.
Màu sắc gạch nền cho người mệnh thủy
Người mệnh thủy nên lựa chọn các tone màu xanh nước biển sẫm, màu đen kết hợp cùng với những màu sắc ánh kim (Kim sinh thủy). Những màu cần tránh là màu nâu, vàng đất (Thổ khắc thủy).
Màu sắc sử dụng trong phòng người mệnh mộc
Gia chủ mệnh mộc nên sử dụng tone màu xanh kết hợp cùng màu sắc thuộc hành thủy (màu đen, xanh nước biển). Tránh những màu sắc trắng, màu ánh kim.
Màu sắc cho phòng người mệnh Hỏa:
Gia chủ nên lựa chọn tone màu hồng, tím, đỏ kết hợp với các màu xanh thuộc hành Mộc. Gia chủ mệnh hỏa kiêng kỵ những màu sắc thuộc hành Thủy (màu đen, xanh nước biển,..)
Gia chủ mệnh Thổ nên lựa chọn màu sắc:
Gia chủ mệnh thổ nên sử dụng các màu nâu, vàng đất kết hợp với màu sơn đỏ, hồng, tím thuộc hành Hỏa. Vì Thanh Mộc khắc thổ nên gia chủ nên kiêng kỵ màu sắc này.
Khi lựa chọn gạch lát nền cho gia chủ mệnh Thổ thì màu nâu nhạt tương sinh với người mệnh kim và hợp với người mệnh thổ.
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi năm 2018 của cung Kim Ngưu (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Song Ngư (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 cung Nhân Mã (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
- Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
- Bài Văn khấn cúng lễ Tân Gia (Ăn mừng nhà mới) (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn lễ Đức Thánh Trần (Tạo lúc: )
- Cúng thần linh và tổ tiên ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán (Tạo lúc: )
- Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I) (Tạo lúc: )
- Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần II) (Tạo lúc: )