Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Các khái niệm trong phong thủy

+ La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy.

+ Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.

+ Vượng và Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu).
Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn - Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí; 1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí;  4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.

+ Sơn: một cung nhỏ bằng 150 được ghi trên La kinh và được đặt tên theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm, Tý (0o), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90o), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ (180o), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270o), Tân, Tuất, Càn, Hợi.

+ Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn.

+ Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

+ Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

(Lưu ý: Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn” (tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà.)

+ Hướng: phía trước của căn nhà. Hướng còn dùng để chỉ một cung bằng 450 trên La kinh. La kinh được chia làm 8 hướng.

+ Sơn: phía sau căn nhà (tọa). Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi, núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điện...

+ Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi, cửa nhà....

+  Bát Cung: có 8 cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

+  Tứ tuyến: Tý <--> Ngọ, Mão <--> Dậu, Càn <-->Tốn, Cấn <--> Khôn.

+  Tứ thần:
- Thanh Long (phía bên trái căn nhà).
- Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà).
- Chu Tước (phía trước căn nhà).
- Huyền Vũ (phía sau căn nhà).

* Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ trong nhà ra phía trước.

+  Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà.

+  Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn trong nhà.

+  Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ.

+  Mạch:
Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch
- Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà.
- Mạch dương: nhà sáng.
- Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái.
- Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác hết. Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người trong nhà dễ bị kích động.
- Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết.
- Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu.

+  Táo: bếp.
- Táo tọa: vị trí đặt bếp.
- Táo khẩu (hướng): hướng lưng người đứng nấu bếp.

+  Trạch: nhà.

+  Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh đến vận mệnh của con người. Nói cách khác khí là vật chất ở dạng hạt cơ bản có mang năng lượng.

+  Xí: nhà vệ sinh.

+  Tài: tiền tài, tài lộc.

+  Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe.

+  Sinh: tăng thêm sức. Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt.

+  Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng.

+  Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau.

+  Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà.

+  Bình phong (huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng... có tác dụng giảm tốc độ, cường độ luồng gió, biến sát khí thành sinh khí.

+  Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà. Có tác dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí.

+  Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ, cây cối, đường đi, gò đống... xung quanh địa cuôc phù hợp với Lý khí Tinh bàn.

+ Long Mạch & Âm Dương, Hình và Khí:

Long là khí mạch của đất . Trên mặt đất có rất nhiều sông lớn sông nhỏ, kinh , lạch , suối ,thác , ghềnh ...sự di động của nguồn nước ở những nơi nầy tạo nên một " khí lực " tương ứng, mà khoa phong thuỷ gọi là Khí mạch hay còn gọi là Long mạch.

Dạng khí mạch hay Long mạch nầy chia ra làm hai phần : Dương khí và Âm khí

Dương khí: là dạng khí phù, khí cạn nằm sát mặt đất hay trôi nổi trên bề mặt của đất hay những nơi trũng thấp, Khí dương thì động mà hình thì lại nhu mì không cương mãnh, như vùng đồng bằng hay vùng sông nước, như miền Nam VN .

Âm khí: là dạng khí trầm, nằm sâu trong lòng đất , thường tích tụ ở những nơicó thế đất cao, gò , đồi núi ..Khí âm thì tỉnh mà hình thì lại cương cường .như miền bắc VN .
Long gồm có Đại cán Long, là những con sông lớn xuất phát từ lãnh thổ của nước nầy chạy sang nước khác lân cận như sông Cữu Long, sông Hồng ...
Cán Long là những nhánh của các con sông lớn như sông Tiền sông hậu... sông Cổ Chiên...
Chi Long là những con sông nhỏ ở địa phương, hay những mương, lạch...
* Long mạch mà có hình dáng cao vút thì gọi là Cao Lũng . Cao Lũng thì nhấp nhô lên xuống, trạng thái hiển lộ rõ ràng .
* Long mạch mà có trạng thái tiến hành chậm rãi thì gọi là Bình cương. Bình cương thì ít nhấp nhô, đi một bước dừng một bước .
* Long mạch tản mát trên bình nguyên thì gọi là Bình chi. Bình chi thì nối tiếp liên tục trãi rộng hầu như không trông rõ.
Tất cả những trạng thái trên đều thể hiện qua hình dáng của thế núi và thế đất. Sự lên xuống nhấp nhô, sự cao vút sừng sửng của núi, sự dàn trải mênh mông ở đồng bằng, sự thoai thỏai khoan thai của đồi núi, hay sư gập ghềnh uốn khúc của dòng thác... đều là những biểu tượng của Long mạch. Tất cả những điều này được tóm gọn trong câu:
Tính của Dương là Phù, là Động, là đi lên. Tính của Âm là Trầm, là Thuận, là đi xuống. Âm Dương hai Khí một động, một tĩnh, giao cảm biến hóa khôn cùng, tác động toàn khắp tạo thành Hình Thể của núi đồi, bình nguyên, sông ngòi, biển cả. Hình và Khí thì hoàn toàn không thể tách rời được nhau nhưng lại hoàn toàn khác biệt. Khí thì dựa vào Tượng để thành Hình mà Hình thì để thể hiện Khí, vì vậy muốn biết Khí thì buộc phải dựa vào Hình.


+ Sơn mạch:
Theo nguyên tắc cấu tạo trên địa hình thì các con sông , suối, muơng hay lạch đều có một điểm chung đó là xuất phát từ núi và đồi . sông lớn thì từ núi lớn sông nhỏ thì từ những đồi núi nhỏ hơn, nên sơn mạch là tổ phụ tổ tông của Long mạch. Tóm lại sơn mạch là Phụ Mẫu của Long mạch .

+ Hữu tình và Vô tình
Hữu là có vô là không. Tình là tình cảm, là tình nghĩa là... nợ nần với nhau là một cái gì tuy vô hình nhưng rất nặng...

Khi nước "có tình" thì không muốn rời xa ra đi rồi mà vẫn còn dang tay ôm vòng trở lại:

Cùng ngoảnh lại mà cùng không thấy,
Thấy xa xa xanh ngắt ngàn dâu...
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai...

Nhưng Nước vô tình thì nước quay đi không hề nhìn lại lưu luyến !!
Hai bên Long Hổ phải ôm lấy địa điểm cư trú. Nước đằng trước cũng phải có tình . Nước có tình là nước chảy ôm vòng trở lại chứ không quay đi. Nước vô tình là nước quay lưng chảy thẳng...

Nước có 5 dạng xấu . Gọi là Ngũ Hung của nước:

- Bạo là nước chảy ào ạt.
- Liêu là nước chảy lênh láng.
- Trọc là nước đục ngầu.
- Lại là nước chảy xiết.
- Than là nước chảy xối xã.

Núi cũng có 5 dạng xấu của núi. Gọi là Ngũ Hung của núi:
- Đồng là núi trọc.
- Đoạn là núi đứt.
- Thạch là núi đá.
- Quá là núi vượt quá hình thể
- Độc là núi đơn côi.

Ngoài quan niệm Khí, nước chính là hình ảnh của các dòng sông. Ngày xưa, nước uống nuôi sống con người, tạo thức ăn thủy sản và sông ngòi thì còn là phương tiện chính để di chuyển .Bởi thế, sau này các nhà phong thủy đã xem con đường mang một phần tính chất của giòng sông trong sự chuyển động của khí là vì vậy.

Chữ MẠCH theo nguyên nghĩa có thể hiểu là:

1 - Chữ Mạch một bên là chữ Huyết (血) một bên là chữ Phái ( 派) là ngành, là chi phái nhánh), ý nói rằng mạch là một nhánh của huyết, ở trong đó, huyết lưu thông.
2 - Một bên là chữ Huyết (血) một bên là chữ Vĩnh ( 永 ) là lâu dài, ý nói có mạch thì có thể còn sống lâu dài (mất mạch, mạch không đập nữa là chết).
3 - Một bên là chữ Nhục (肉 ) một bên là chữ (永 ) là lâu dài, ý nói có mạch thì sống lâu (không còn mạch thì chết).
Như vậy, theo YHCT, mạch là biểu hiện của Khí, Huyết, lưu hành ngày đêm khắp cả cơ thể con người.Mà con người là một tiểu vũ trụ, trong cơ thể con người cũng do KHÍ & MẠCH vận hành đem lại sự sống còn ."
Trong khoa Địa Lý :
Phong là gió, Gió là thể KHÍ ở trên Trởi , thuộc Thiên . Thủy là nước ở trên hay tụ thành MẠCH ngầm dưới đất, thuộc Địa.
"Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính là Nước vậy " - Bài Hình và Khí của Thầy Quảng Đức - . Gió và nước là hai yếu tố riệng biệt nhưng không thể tách rời nhau và có một ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của con người. Gió có thể đem lại sinh khí đất đai mầu mở cho một nhà, hay một địa phương ...nhưng cũng có thể thổi tan hay tán đi làm cho nơi đó tiêu tan sinh lực mà trở thành cằn cõi hay hoang vu lạnh lẻo. Trong khoa địa lý, Khí là GIÓ, là vật thể vô hình nhưng hiện hữu, cũng có có nghĩa là sinh khí là sức sống của vũ trụ. Sinh lực tràn đầy mà không thấy được thì gọi là KHÍ. Sinh lực tràn đầy mà có thể thấy được thì gọi là NƯỚC hay còn gọi là MẠCH.
Trong địa lý âm hay dương trạch, tìm hiểu về Long Mạch cũng là tìm hiểu về KHÍ VÀ NƯỚC .
Trong vũ trụ thiên nhiên, hệ thống sông ngòi, kinh rạch, ao, hồ, biển cả ... là nước, là MẠCH của đất hay của quả địa cầu .

1/ Sơn, Hướng: Từ trong tâm nhà nhìn ra, đặt La Bàn để nhận định hay hướng mắt nhìn thẳng đến phía trước, nhà ở phương nào thì đó là HƯỚNG nhà. Đối diện với Hướng là SƠN. Sơn đây không mang nghĩa là núi, mà ý nói phía sau nhà là toạ của nhà, phải được vững chải như núi,hay phải tựa vào núi thì nhà mới tốt .Ở thành thị một ngôi ngà cao tầng, một cây đại thụ, hay ít ra là một căn nhà cao hơn to hơn nhà mình đã được xem là núi .
2/ Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước là bốn linh vật dùng để kết hợp với La Bàn, tượng trưng cho 4 hướng, bốn phương, và bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
  2. Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
  3. Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
  4. Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I) (Tạo lúc: )
  5. Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần II) (Tạo lúc: )
  6. Văn khấn cúng lễ khai trương cửa hàng, công ty, nhà xưởng (Tạo lúc: )
  7. Văn khấn cúng sao giải hạn sao Thủy Diệu (Tạo lúc: )
  8. Văn khấn Lễ Giao Thừa ngoài trời và cách sắm lễ cúng ngoài trời (Tạo lúc: )
  9. Văn khấn Lễ Giao Thừa trong nhà và cách sắm lễ cúng bàn thờ (Tạo lúc: )
  10. Văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng 1 tết (Tạo lúc: )

Danh mục