Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Hướng dẫn cách chuyển bát hương sang bàn thờ mới

Ngoài việc chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới không phạm phải các vị thần linh. Vấn đề di chuyển đồ cúng trên bàn thờ như thế nào cho nhanh chóng, an toàn cũng được khá nhiều người quan tâm.

Hiểu được tâm lý trên, hôm nay, Âm Lịch sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển bát hương sang bàn thờ mới. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này, đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích sau đây.

I. Tầm quan trọng của bát hương trên bàn thờ

Trong phong thủy nhà ở, Bát hương là một vật linh thiêng không thể thiếu trên mỗi ban thờ của các gia đình. Vật dụng này tượng trưng cho tín ngưỡng và tâm linh của mọi người dân Việt Nam. 

Mỗi lần thắp hương là một lần con người đang tưởng nhớ về những người đã khuất hoặc muốn cầu xin một điều gì đó. Từ đây, họ gửi gắm sự tôn trọng cũng như lòng thành kính về cõi hư vô thông qua những nén hương châm và lời câu khấn.

Để biết được một gia đình có hạnh phúc, êm ấm, hay không có thể nhìn vào bát hương trên bàn thờ. Nêu bát hương sáng bóng, sạch sẽ thì đó là một gia đình hiếu thảo, biết tưởng nhớ, lo toan cho các thế hệ trước.

Hiện nay, bàn thờ được phân thành 03 cấp bậc và thờ những đối tượng khác nhau. Bao gồm:

+ Bàn thờ Phật: Được lập nên nhằm cầu mong sự thanh thản, bình yên, đồng thời giúp gia đình hóa giải tai ương.

+ Bàn thờ Thần: Thường thờ thổ công long mạch, thần tài, ông Táo hoặc những người cai quản khu đất nơi gia đình sinh sống để cầu mong thần linh phù hộ.

+ Bàn thờ gia tiên: Dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên bên nhà nội. Nếu muốn thờ họ tộc phía bên ngoại thì phải lập một bàn thờ riêng.

chuyển bát hương sang bàn thờ mới
Hiện nay, bàn thờ được phân thành 03 cấp bậc và thờ những đối tượng khác nhau

II. Hướng dẫn thủ tục chuyển bát hương sang bàn thờ mới

1. Chuẩn bị đồ cúng

Đối với thủ tục chuyển bát hương, gia chủ nên chọn ngày mùng 01 hoặc ngày 15 hàng tháng để thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật ở cả ban gia tiên và ban thần linh. 

Cùng với đó, kính mời các thần linh, gia tiên lên thụ hưởng lễ vật và mời các ngài tạm lánh nơi khác để gia chủ thực hiện chuyển bát hương. Theo đó, lễ vật cúng cần chuẩn bị bao gồm:

+ 01 con gà lễ

+ 01 chân giò trước của heo làm sạch và luộc chín

+ 01 đĩa xôi trắng

+ 01 chai rượu trắng nhỏ

+ 05 quả trứng gà ta sống 

+ 02 lạng thịt vai heo sống

+ 03 chén nước, 03 bộ trầu cau, 09 bông hồng đỏ, 05 quả hình tròn, 01 đĩa gạo muối (không trộn lẫn), 01 bao thuốc lá và 01 lạng chè.

+ 05 lễ tiền vàng kèm đinh vàng hoa.

+ 01 bộ quần áo quan thần linh màu đỏ và phải có mũ, hia, kiếm trắng, ngựa đỏ đi kèm. 

+ 01 mâm cơm cúng (không được nấu có hành tỏi)

Lưu ý: Những đồ cúng sống sau khi hành lễ phải luộc chín tất cả.

chuyển bát hương sang bàn thờ mới
Đối với thủ tục chuyển bát hương, gia chủ nên chọn ngày mùng 01 hoặc ngày 15 hàng tháng để thực hiện

2. Trình tự bốc bát hương

Trường hợp chuyển bát hương sang bàn thờ mới cần phải bốc bát hương thì thực hiện theo quy trình sau:

+ Bước 1: Muốn bốc bát hương sang bàn thờ mới, gia chủ cần chọn bát hương có đáy lồi lên phía miệng. Đồng thời, hai đầu rồng trên bát hương phải cùng chầu vào một thái cực. 

+ Bước 2: Vệ sinh bát hương bằng nước sạch sau đó phơi khô.

+ Bước 3: Lấy một lễ tiền vàng lau cả bên trong lẫn bên ngoài, sau đó hóa luôn lễ này. 

+ Bước 4: Cầm bát hương úp xuống, dùng ngón tay cái bịt mắt hai con rồng và hơ quanh trên lửa tiền vàng 03 vòng.

+ Bước 5: Cho toàn bộ phần tro tiền vàng vừa đốt bỏ vào bát hương mới để làm cốt.

+ Bước 6: Đặt một viên ngọc có màu tương sinh với cung mệnh gia chủ vào đáy của bát hương (nên chọn ngọc có hình đồng tiền).

+ Bước 7: Đốt rơm nếp và bỏ tro vào, không được ấn hay vỗ mà phải để tro lún tự nhiên.

chuyển bát hương sang bàn thờ mới
Muốn bốc bát hương sang bàn thờ mới, gia chủ cần chọn bát hương có đáy lồi lên phía miệng

3. Thắp hương ở bàn thờ mới

Đối với bát hương thờ Phật và bát hương thờ gia tiên thắp 05 nén hương. Còn với bát hương thờ Thần bạn cần tiến hành thắp 09 nén hương.

Khi đã hết 07 ngày hương liên tục thì thắp thêm 07 ngày nữa, tuy nhiên lần này mỗi bát chỉ cần thắp 03 nén.

Trong trường hợp thắp hương nhận thấy hương thông thì thần linh, gia tiên chấp thuận nơi cư ngụ mới. Ngược lại, nếu hương thường xuyên tắt là việc không thành. 

Nếu đồ lễ là thịt hoặc chân giò sau khi cúng xong có mùi thơm như mùi cơm nếp là điều lành, nhưng có mùi tanh thì phải ngay lập tức làm lễ hoá giải.

III. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành chuyển bát hương sang bàn thờ mới 

1. Cúng tạ xin chuyển bát hương sang bàn thờ mới

Chủ nhà nên chuẩn bị một mâm lễ cúng tạ chuyển bát hương từ ngày hôm trước, không để đến ngày chính thức mới thực hiện. Tiếp đến, chủ nhà phải đứng trước bàn thờ lạy 03 vái để khấn báo với thần linh, gia tiên xin chuyển bát hương sang một nơi thờ tự mới. 

chuyển bát hương sang bàn thờ mới
Sau khi hoàn tất việc chuyển bát hương sang bàn thờ mới cần phải có lễ và văn cũng tạ

2. Khấn xin chuyển bát hương

Sau khi hoàn tất việc chuyển bát hương sang bàn thờ mới cần phải có lễ và văn cúng tạ. Thông thường, việc cúng xin và chuyển bát hương sang bàn thờ mới sẽ hoàn tất trong cùng một ngày, trừ khi gia chủ di chuyển quá xa. 

Do đó, nếu không cúng và di chuyển cùng ngày thì chủ nhà cần mua lễ mới và phải có mâm lễ tạ sau khi đã hoàn thiện việc xin chuyển bát hương.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách di chuyển bát hương sang bàn thờ mới nhanh chóng, an toàn. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành cùng Âm Lịch để có thêm nhiều kiến thức phong thủy hữu ích.

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Tử vi tuổi Dần năm 2018 (Tạo lúc: )
  2. Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
  3. Xông đất đầu năm mới (Tạo lúc: )
  4. Bài Văn khấn cúng lễ Tân Gia (Ăn mừng nhà mới) (Tạo lúc: )
  5. Văn cúng Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) (Tạo lúc: )
  6. Văn khấn - Lễ cúng mua xe ô tô mới (Tạo lúc: )
  7. Văn khấn cầu công danh ở chùa Hương (Tạo lúc: )
  8. Văn khấn cầu phúc thọ, giải trừ vận hạn (Tạo lúc: )
  9. Văn khấn cúng lễ Ban Công Đồng (Tạo lúc: )
  10. Văn khấn cúng lễ ban Tam Bảo (Tạo lúc: )

Danh mục