Cây nguyệt quế trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?
Cây nguyệt quế được ưa chuộng sử dụng bởi vẻ đẹp mộc mạc cùng hoa thơm quyến rũ mà nó mang lại. Không những vậy, loại cây này còn có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy nội thất. Cây nguyệt quế trong phong thủy có thể giúp trừ tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo.
Đôi nét về cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế là loại cây thân gỗ, trồng tự nhiên có thể đạt được độ cao 2-6m. Thân của cây khi non có màu xanh và chuyển sang màu nâu, xám nhẵn bóng khi về già, nhìn rất giống với thân của cây bưởi.
Lá của cây nguyệt quế thì được mọc xen kẽ theo thân, lá dài, bóng nhọn và có hình bầu dục hẹp. Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng, đường kính hoa khoảng 12 - 18mm uốn cong về phía sau.
Vì nguyệt quế thuộc họ cam thế nên nó cũng mang trong mình nhiều nét tương đồng với hoa bưởi, hoa cam hay hoa quýt. Hoa nguyệt quế sẽ xuất hiện sau những trận mưa lớn và rộ nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân.
Cây nguyệt quế – Biểu tượng của chiến thắng
Cây nguyệt quế tượng trưng cho sự chiến thắng, vinh quang. Người ta thường trồng cây nguyệt quế trong nhà với niềm hy vọng sự thành công, vẻ vang, gặp thật nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.
Cây nguyệt quế đẹp đơn sơ nhưng lại rất quyến rũ nhờ hương hoa thơm ngát. Theo nhiều tài liệu ghi chép, cây nguyệt quế có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, người Hy Lạp đã dùng thân cây và hoa nguyệt quế tết thành vòng nguyệt quế để trao thưởng cho người chiến thắng cho cuộc thi đấu Pthia và Olympia của người cổ đại. Cũng bởi vậy mà trong chương trình lên đỉnh Olympia người đoạt giải nhất sẽ được trao một chiếc vòng nguyệt quế.
Cây nguyệt quế trong phong thủy giúp xua đuổi tà khí
Cây nguyệt quế trong phong thủy có thể giúp trừ tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, bảo vệ cho gia đình luôn gặp may mắn.
Cây nguyệt quế còn có mùi hương thơm đặc biệt vào ban đêm rất tốt cho sức khỏe con người, mang lại cảm giác rất dễ chịu cho các thành viên trong gia đình. Không những vậy, lá của loại cây này còn được sử dụng để tạo hương vị thơm ngon cho các bữa ăn và còn có thể chữa các bệnh như viêm nhiễm, chống oxi hóa,…
Có thể thấy, cây nguyệt quế theo phong thủy có rất nhiều lợi ích, không những vậy còn tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, cây nguyệt quế còn rất thích hợp trồng trước nhà, mang đến sự may mắn và thành công cho gia chủ.
Những lưu ý khi trồng cây nguyệt quế
Khi trồng cây nguyệt quế, cần chú ý thay chậu và cắt tỉa cây để cây luôn xanh tốt, đâm chồi nảy lộc.
Thay chậu: Khi trồng cây nguyệt quế thì cứ khoảng 3 đến 4 tháng chúng ta tiến hành thay chậu 1 lần bằng cách là loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trong chậu rồi thay bằng hỗn hợp đất sạch. Khi thay chậu thì nên thay vào mùa xuân hoặc cũng có thể thay trước mùa mưa, điều này sẽ giúp cây đâm chồi nảy lộc tốt nhất.
Cắt tỉa: Trong quá trình chăm sóc cây nguyệt quế thì hãy cắt tỉa cho cây với thời gian khoảng 1 tháng 1 lần vào mùa mưa, còn nếu vào mùa nắng thì 1 tháng 2 lần.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều kiểu dáng khác nhau như cây nguyệt quế để bàn…
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Tý (chuột) năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi tuổi Tỵ năm 2018 (Tạo lúc: )
- Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
- Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
- Bài khấn cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 về ăn Tết (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn mùng 1 Tết - Cúng thần linh và gia tiên ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn nôm Ông Hoàng Bảy đầy đủ (Tạo lúc: )
- Bài Văn khấn Ông Công - Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch (Tạo lúc: )
- Cúng gia tiên vào ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )