Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
24 sơn hướng là gì? Cát hung 24 sơn hướng

Trong phong thủy học chia 4 phía thành 24 phương, mỗi phương chiếm 15 độ, 24 phương vị này dùng để xác định tọa sơn và triều hướng, chính vì vậy được gọi là 24 sơn hướng.

Phong thủy đối với người Việt rất được xem trọng. Đối với những người am hiểu về phong thủy chắc hẳn biết về 24 sơn hướng. Vậy còn bạn, bạn đã biết gì về 24 sơn hướng hay chưa? Nếu chưa hãy cùng Âm lịch tìm hiểu về vấn đề này nhé.

>>> Xem thêm: Các tầng của La Kinh

1. Hiểu thế nào là Sơn - Hướng

Người xưa chọn địa điểm xây dựng nhà ở thường dựa trên quan điểm “ghế bành” : tức là phải có SƠN để tựa lưng, có hai bên Tả - Hữu che chắn cho an toàn. Chính vì ưu tiên làm nhà tựa lưng vào gò núi nên mới có từ “SƠN” để chỉ lưng nhà. Quan điểm tìm chỗ dựa lưng này cũng thể hiện trong thuật tác chiến, tự vệ.
Nếu lập một gia trang có ba mặt được thiên nhiên bảo vệ, trừ mặt trước, chắc chắn việc phòng vệ sẽ dễ dàng hơn cho những người trong nhà. Từ quan điểm này người đi chọn đất làm nhà sẽ xem SƠN quan trọng hơn HƯỚNG. Nhưng nếu dân du mục trên thảo nguyên chon đất làm nhà, họ sẽ xem HƯỚNG quan trọng, làm sao cho ngôi nhà (hay cái lều) của họ che chắn được ảnh hưởng xấu của nắng gió.

Điều quan trọng của khoa học phong thủy là xác định được Hướng hậu (SƠN) hay Hướng tiền (HƯỚNG) có tác dụng mạnh hơn với những người cư ngụ trong căn nhà đó. Hướng tiền và Hướng hậu phải nằm trên một đường thẳng đi qua tâm của ngôi nhà. Nếu ta ví ngôi nhà như một người đứng nhìn về phía nào đó, thì hướng của đôi mắt nhìn về phía nào đó sẽ là hướng. Ngôi nhà nhìn ra ngoài thông qua các cửa (cửa chính hoặc cửa sổ). Cửa chính thường xuyên bịt kín sẽ không có tác dụng bằng cửa sổ lấy được gió và khí từ bên ngoài làm tăng thêm năng lượng cho căn phòng. Một cái cửa trổ rất đúng “cát hướng” nhưng nhìn vào bờ tường nhà bên ở cự ly gần (dưới 1,5 m) thì “cát” ấy cũng bằng không. 

Khoa học phong thủy rất quan tâm đến KHÍ. Phía có cửa tuy chỉ là cửa sổ nhưng thông thoáng và tiếp nhận được nhiều KHÍ cho căn nhà vẫn là chính yếu. Cũng theo quan điểm đó mà khi xem nhà chung cư người ta thường coi hướng ban công quan trọng hơn cửa ra vào nhưng chỉ là ra hành lang để ra cầu thang, hướng ban công sẽ ảnh hưởng chính yếu, tác dụng mạnh hơn cửa chính.

Từ đó ta có thể hiểu: ngôi nhà tọa là “SƠN”. Nếu tọa Bắc hướng về Nam thì gọi là Tí Ngọ (Tí là hướng Bắc, Ngọ là hướng Nam), Tí là “SƠN”, Ngọ là “HƯỚNG”. 

SƠN quản nhân đinh, đại diện cho sức khỏe dồi dào, nhân đinh hưng thịnh. 

HƯỚNG quản tài phú, đại diện cho quyền lực, tiền bạc và chức tước.

HƯỚNG của ngôi nhà lại chính là SƠN của cái cổng

2. Thế nào là hướng nhà, hướng cửa

Hướng cửaHướng nhà và hướng cửa là tiêu chí quan trọng bậc nhất để thiết kế mỗi công trình. Dưới đây chỉ giới thiệu khía cạnh chọn hướng nhà và hướng cửa để nhận được khí tốt vào nhà.

Các tài liệu về kiến trúc công trình và Phong thuỷ học có những định nghĩa không giống nhau về Hướng nhà. Một số cho rằng Hướng nhà là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Số khác cho rằng Hướng nhà là phương đi từ tâm nhà qua cửa giữa chính của nhà. Ở đây cần phân biệt giữa Hướng nhà và Hướng cửa (hay là Hướng cửa chính của nhà). Hai khái niệm này có quan hệ mật thiết với nhau.

2.1 Hướng nhà (hay Phương trông của nhà) 

Là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Hướng nhà có tính tổng thể, nghĩa là: Nhà chỉ có thể trông về các Hướng : Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Hướng nhà không gọi theo vòng tròn 24 cung sơn hướng, mà gọi theo cung quái của Hậu thiên bát quái. Ví dụ: Nhà phương Càn, hay phương Khảm, Ly, Chấn hoặc gọi là nhà hướng TB, Nam, Bắc, Đông. Hướng nhà cần đảm bảo toạ Sơn hướng Thuỷ (tựa lưng vào miền đất cao, trông về miền đất thấp). Nhiều tài liệu Trung Quốc coi Hướng nhà là hướng mà lưng nhà tựa (toạ sơn), tức là ngược với quan niệm của người Việt Nam. Nhưng quan niệm này không dẫn đến sự khác biệt nhau về Hướng nhà.

2.2 Hướng cửa (hay Hướng cửa chính)

Là phương của đường đi từ tâm nhà ra qua giữa cửa chính của nhà. Hướng cửa được gọi cụ thể theo vòng tròn 24 cung sơn hướng. Ví dụ: nhà Ngọ sơn Tý hướng (nghĩa là nhà tựa lưng về cung Ngọ, trông về cung Tý), hay nhà Càn sơn Tốn hướng (tựa lưng về Càn, trông về Tốn)…

Theo thiết kế nhà cổ, một ngôi nhà thường có 3 cửa ở mặt tiền (1chính 2 phụ) nên Hướng nhà thường trùng với Hướng cửa. Ngày nay nhà thường chỉ làm một cửa chính ở mặt trước, nhất là các nhà ở gia đình, các biệt thự, còn các cửa phụ thường đặt ở các mặt khác của nhà. Vì vậy Hướng nhà nhiều khi không trùng với Hướng cửa.Cách xác định hướng nhà, hướng cửa.

Theo quy luật “Người đi Khí theo, nước chảy Khí theo” thì cửa chính là nơi hàng ngày đưa Khí vào nhà. Vì vậy Hướng cửa (thực chất là hướng cửa chính) có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên Hướng nhà lại ảnh hưởng trực tiếp đến Hướng cửa, ví dụ: Hướng nhà là Nam thì Hướng cửa chỉ có thể là Hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam mà không thể là Hướng Tây hay Tây Bắc được. Mặt khác Hướng nhà tốt thì sinh khí đi vào nhà không chỉ qua cửa chính mà còn có thể đi phụ hay các cửa sổ của nhà. Vì vậy đối với mỗi công trình, việc đầu tiên là phải chọn Hướng nhà tốt, rồi mới quyết định Hướng cửa. Một khi Hướng nhà đã tốt thì rất dễ có Hướng cửa tốt.

Hướng nhà và Hướng cửa có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Đối với mọi nhà, tốt nhất nên đặt hướng nhà và hướng cửa trùng nhau.

3. Nguyên tắc chung trong xác định Hướng nhà

3.1 Hướng nhà được xác định dựa theo các điều kiện có trước 

  • Địa thế khu đất làm nhà;
  • Hướng gió mát chủ đạo (ở Việt Nam chủ yếu là gió Đông Nam và Đông Bắc. Ở những địa thế cụ thể, hướng gió chủ đạo có thể khác);
  • Cường độ bức xạ mặt trời.

Nước ta có địa hình kéo dài từ Bắc vào Nam, nên khí hậu cũng thay đổi theo từng vùng: Các tỉnh phía Bắc thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Cờng độ bức xạ mặt trời thay đổi theo mùa. Còn các tỉnh phía nam mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mà đặc trưng cơ bản là một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm và một chế độ mưa ẩm phân hoá rõ rệt theo mùa, với cường độ bức xạ mặt trời lớn quanh năm. Gió chủ đạo trên toàn lãnh thổ nước ta là gió Đông Nam. Trừ mùa Đông lạnh ở Miền Bắc có thêm gió Đông Bắc. Xét về địa hình thì ở Miền Bắc thế đất dôc về phía Đông Nam và Nam; Miền Trung dốc về phía Đông và Đông Nam, Miền Nam dốc về phía Nam và Đông Nam. Riêng khu vực bờ biển phía Tây thì thế đất dốc về phía Nam và Tây Nam. Những yếu tố tự nhiên này đòi hỏi người thiết kế công trình phải đặt Phương trông của nhà, tức Hường nhà, sao cho thích hợp với thế đất và hướng gió chủ đạo. Nhà cần đặt toạ Sơn hướng Thuỷ, nghĩa là lưng nhà tựa về đất cao, trước nhà trông về đất thấp, đồng thời phải đón được gió chủ đạo (thường là gió Đông Nam). Người xưa có câu “Một trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió” (ý nói là gió Đông Nam). Điều đó cho thấy thực tế cuộc sống đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của gió Đông Nam.

Hướng nhà chủ đạo hợp lý của cho các vùng địa lý ở nước ta như sau:

  • Ở Miền Bắc: Trông về các hướng Nam và Đông Nam;
  • Ở Miền Trung: các hướng Đông, Đông Nam và Nam;
  • Ở Miền Nam: các Hướng Nam, Đông Nam và Đông;
  • Ở vùng ven biển phía Tây: các Hướng Nam và Tây Nam;

Chú thích: Riêng vùng núi thì Hướng nhà được xác định tuỳ theo thế núi. Miền Nam và Nam Trung bộ có thể thêm hướng Bắc tuỳ theo thế đất cụ thể.

Yêu cầu của Hướng nhà ở nước ta là phải tạo cho nhà được mát và thoáng gió, không quá bị nóng, cũng không bị quá lạnh, xét 4 yếu tố: Địa hình, gió Đông Nam, gió Đông Bắc và bức xạ mặt trời thì Hướng nhà thích hợp cho mọi ngôi nhà và công trình ở nước ta chỉ có thể là Nam hoặc Đông Nam. Tuỳ từng vùng có địa hình cụ thể, có thể có thêm Hướng Đông.

Hướng Nam và Đông Nam được khuyến khích cho mọi nhà vì nó thích hợp với chiều dốc của địa hình nước ta và đón được gió mát Đông Nam vào mùa Hè, tránh được gió lạnh Đông Bắc vào mùa Đông và tránh được bức xạ mặt trời phía Tây chiếu thẳng vào nhà gây nóng nhà.

Tuy nhiên, các Hướng nhà nêu trên chỉ mang tính tổng quát, Hướng nhà cụ thể phải căn cứ vào thế thực của miếng đất xây nhà mà quyết định.

Trong Phong thuỷ học người ta quan tâm đến Hướng nhà thích hợp với Mệnh quái của chủ nhà, và Quy định Hướng nhà nào đi với Mệnh chủ nào. Tuy nhiên không nên quá lệ thuộc máy móc vào Mệnh quái chủ nhà mà không đáp ứng những yêu cầu tự nhiên nêu trên của Hướng nhà. Có thể nói, Hướng nhà Nam và Đông Nam ở nước ta là thích hợp với mọi Mệnh quái chủ ở nước ta. Không thể vì Mệnh quái chủ nhà là Mệnh Càn mà phải làm nhà trông về Tây Nam hoặc Tây. Như vậy nhà sẽ rất nóng về mùa Hè vì phải chịu nắng buổi chiều chiếu thẳng vào nhà, lại không đón được gió Đông Nam. Người ở trong ngôi nhà này sẽ luôn luôn bị bức bách vì nóng, phụ nữ thì dễ sinh nóng nảy, gia đình không được vui vẻ, sức khoẻ giảm sút, tài lộc kém phát triển. Không ai có thể nói rằng ở một ngôi nhà như thế là thích hợp được! Trong trường hợp Hướng nhà Nam hoặc Đông Nam là không tương hợp với Mệnh quái chủ nhà thì phải giải quyết bằng cách khác, như mở thêm cửa phụ, cửa sổ và hoá giải bằng cách khác, chứ không bỏ Hướng Nam và Đông Nam. Khi gặp địa thế miếng đất làm nhà không cho phép chọn Hướng Nam hoặc Đông Nam thì mới phải đặt Hướng nhà khác, khi đó cần có các giải pháp kỹ thuật cần thiết để đón gió Đông Nam, tránh gió Đông Bắc và tránh nắng chiếu thẳng vào nhà…

3.2 Xác định Hướng nhà

Để xác định Hướng nhà thì trước hết từ thế đất của nhà phải xác định hướng nước chảy ở phía trước (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nếu được hướng nước chảy từ Trái sang Phải thì rất tốt. Phong thuỷ học người ta xác định điểm nước chảy đến (gọi là Thuỷ đầu) và điểm nước chảy đi (gọi là Thuỷ khẩu). Nhằm 2 đường tiếp tuyến với Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu, ta được giao điểm là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà. Ta gọi điểm này là Tâm đất, hay Huyệt đất. Việc kẻ các đường tiếp tuyến này nhiều khi phải ngắm bằng mắt, ít khi có bản đồ chuẩn xác để vẽ trên giấy. Đường chỉ Hướng nhà được xác định theo bản đồ Trạch quẻ để được cung tốt, và có thể chuyển dịch song song với nhau, chạy theo phần đường Thuỷ khẩu. Nghĩa là điểm Tâm đất (sau này là Tâm nhà) có thể dịch chuyển theo phần đường Thuỷ khẩu để thích hợp với vị trí miếng đát định làm nhà.

Miếng đất có được thế trong Phong thuỷ học gọi là miếng đất có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, hậu Huyền Vũ, tiền Chu Tước. Nhưng đó chỉ là văn vẻ thôi, còn trong dân gian gọi dễ hiểu là miếng đất có Phía sau trồng đỗ, phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại, nghĩa là đất có phía sau cao, phía trước thấp, hai bên có dải cao bao vòng. Đấy là miếng đất lý tưởng để làm nhà vì nó có thế tụ khí.

Tuy nhiên cũng không dễ gì xác định được Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu như trên, nên cách đơn giản là đặt Hướng nhà trông về nơi đất thấp và đón được gói chủ đạo.

Đối với miếng đất đã có hướng xác định

Đối với những miếng đất đã có vị thế, ta không thể xoay tìm được Hướng nhà nào khác (ví dụ nhà ở mặt phố, nhà trông ra hồ nước) thì Hướng nhà có thể xác định dựa theo các yếu tố sau đây:

  • Lấy sông hồ làm Hướng nhà: nhà trông ra sông hồ;
  • Lấy Minh đường (khoảng không gian trống trước nhà) làm Hướng nhà: nhà trông ra Minh đường;
  • Lấy phố chính làm Hướng nhà: nhà trông ra phố chính;
  • Lấy cửa chính của nhà làm Hướng nhà: khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm Hướng nhà ;
  • Lấy núi để toạ lưng nhà;
  • Lấy hướng gió mát đối Hướng nhà;

3.3 Xác định Hướng cửa

Hướng cửa được xác định là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Trong Phong thuỷ học thì Hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của Trạch quẻ. Cho nên phải dùng bản đồ Trạch quẻ để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ bố cục mặt bằng nhà. Nếu người thiết kế không quan tâm đến cung Sơn hướng của cửa chính thì có thể xác định vị trí cửa chính trên cơ sở đón được hướng gió cần thiết.

Có một nguyên tắc là: khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà, rồi từ tâm nhà mới phân phát đi các phòng trong nhà. Nếu khí không vào được đến tâm nhà (do bị tường hoặc các cửa ngăn cản) thì sẽ dẫn đến trường hợp khi đi vào phòng nào đó rồi đi ra theo cửa sổ, còn các phòng khác thì không có khí vào. Nhà như thế không bao giờ được vượng khí. Nhà không vượng khí thì người sống trong nhà không khỏe mạnh. Cũng giống như người ta thường chọn vị trí thích hợp ở khu vực giữa làng để xây đình làng. Khi đó, khí tụ về đình rồi mới phân tán đi các ngõ xóm cho đến từng nhà. Không ít nhà bị tình trạng thiết kế không để khí vào đến tâm nhà. Qua kiểm tra, các nhà này đều không vượng khí. Việc này nhiều khi rất đơn giản: chỉ phá đi một mảng tường hoặc dỡ bỏ một bộ cánh cửa nào đó để khí không bị cản trên đường đi vào đến tâm nhà.

4. 24 Sơn Hướng là gì?

Trong phong thủy học chia 4 phía thành 24 phương, mỗi phương chiếm 15 độ, 24 phương vị này dùng để xác định tọa sơn và triều hướng, chính vì vậy được gọi là 24 sơn hướng.

Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAMật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mỗi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mỗi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn – Khôn – Cấn – Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau: 

  • Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM tại 345 độ - TÝ 360 độ hay 0 độ - QUÝ 15 độ.
  • Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU 30 độ - CẤN 45 độ - DẦN 60 độ.
  • Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP 75 độ - MÃO 90 độ - ẤT 105 độ.
  • Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN 120 độ - TỐN 135 đô.
  • TỴ 150 độ.- Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH 165 độ - NGỌ 180 độ.
  • ĐINH 195 độ.- Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI 210 độ.
  • KHÔN 225 độ
  • THÂN 240 độ.
  • Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH 255 độ.
  • DẬU 270 độ - TÂN 285 độ.
  • Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT 300 độ.
  • CÀN 315 độ - HỢI 330 độ.

Trước hết cần xác định tuổi của mọi người sẽ sinh sống trong căn nhà đó thuộc cung nào (CÀN – KHẢM – CẤN - CHẤN – TỐN – LY – KHÔN – ĐOÀI), nên xem cho cả nhà, tốt cho ai, hại cho ai, cần tìm một hướng tốt chung cho mọi thành viên trong gia đình

Đặt BÁT TRẠCH giữa mảnh đất có ngôi nhà mình ở toạ lạc để tìm sơn hướng tốt.

Trong những ảnh BÁT TRẠCH mình ký hiệu các cung theo chữ cái:
A = CÀN
B = ĐOÀI
C = LY
D = CHẤN
E = KHẢM
F = TỐN
G = CẤN
H = KHÔN
Tra cứu các tuổi thuộc cung nào theo danh sách sau:
TUỔI          NAM - NỮ
GIÁP TÝ - 1924 - F    -   H         
GIÁP TÝ - 1984 - B    -   G
ẤT SỬU - 1925 - D   -    D
ẤT SỬU - 1985 - A    -    C
BÍNH DẦN - 1926 - H   -     F
BÍNH DẦN - 1986 - H    -    E
ĐINH MÃO - 1927 - E   -    G
ĐINH MÃO - 1987 - F    -    H
MẬU THÌN - 1928  -  C   -   A
MẬU THÌN - 1988  -  D   -   D 
KỶ TỊ         - 1929  -  G   -   B
KỶ TỊ         - 1989  -  H   -    F
CANH NGỌ 1930 -  B   -  G
CANH NGỌ 1990  - E   -   G
 
TÂN MÙI – 1931 – A – C
TÂN MÙI -  1991 – C – A
NHÂM THÂN – 1932 – H – E
NHÂM THÂN – 1992 – G – B
QUÝ DẬU – 1933 – F – H
QUÝ DẬU – 1993 – B – G
GIÁP TUẤT – 1934 – D – D
GIÁP TUẤT – 1994 – A – C
ẤT HỢI –  1935 - H - F
 ẤT HỢI – 1995 – H – E
BÍNH TÝ – 1936 – E – G
BÍNH TÝ – 1996 – F – H
ĐINH SỬU – 1937 – C – A
ĐINH SỬU – 1997 – D – D
MẬU DẦN – 1938 – G – B
MẬU DẦN – 1998 – H – F
KỶ MÃO – 1939 – B – G
KỶ MÃO – 1999 – E – G
CANH THÌN – 1940 – A –C
CANH THÌN – 2000 – C - A
TÂN TỊ - 1941 – H – E
TÂN TỊ - 2001 – G – B
NHÂM NGỌ - 1942 – F – H
NHÂM NGỌ  - 2002 – B – G
QUÝ MÙI - 1943 - D - D
QUÝ MÙI - 2003 - A - C
GIÁP THÂN - 1944 - H - F
GIÁP THÂN - 2004 - H - E
ẤT DẬU - 1945 - E - G
ẤT DẬU - 2005 - F - H
BÍNH TUẤT - 1946 - C - A
BÍNH TUẤT - 2006 - D - D
ĐINH HỢI - 1947 - G - B
ĐINH HỢI - 2007 - H - F
MẬU TÝ - 1948 - B - G
MẬU TÝ - 2008 - E - G
KỶ SỬU - 1949 - A - C
KỶ SỬU - 2009 - C - A
CANH DẦN - 1950 H - E
CANH DẦN - 2010 - G - B
TÂN MÃO - 1951 - F - H
TÂN MÃO - 2011  - B - G 
NHÂM THÌN - 1952 - D - D
NHÂM THÌN - 2012 - A - C
QUÝ TỊ - 1953 - H - F
QUÝ TỊ  - 2013 - H - E
GIÁP NGỌ - 1954 - F - F
GIÁP NGỌ - 2014 F - H
ẤT MÙI - 1955 - C - A
ẤT MÙI - 2015 - D - D
BÍNH THÂN - 1956 - G - B
BÍNH THÂN - 2016 - H - F
ĐINH DẬU - 1957 - G - B
ĐINH DẬU - 2017 - E - G
MẬU TUẤT - 1958 - A - C
MẬU TUẤT - 2018 - C - A
KỶ HỢI - 1959 - H - E
CANH TÝ -  1960 - F - H
TÂN SỬU - 1961 - D - D
NHÂM DẦN - 1962 -  H - F
QUÝ MÃO - 1963 - E - G
GIÁP THÌN - 1964 - C - B
ẤT TỴ - 1965 - G - B
BÍNH NGỌ - 1966 - B - G
ĐINH MÙI - 1967 - A - C
MẬU THÂN - 1968 H - E
KỶ DẬU - 1969 - F - H
CANH TUẤT - 1970 - D - D
TÂN HỢI - 1971 - H - F
NHÂM TÝ - 1972 - G - E
QUÝ SỬU - 1973 - C - A
GIÁP DẦN - 1944 - G - B
ẤT MÃO - 1975 - B - G
BÍNH THÌN - 1976 - A - C
ĐINH TỊ - 1977 - H - E
MẬU NGỌ - 1978 - F - H
KỶ MÙI - 1919 - C - A
CANH THÂN - 1980 - H - F
TÂN DẬU - 1981 - E - G
NHÂM TUẤT - 1982 - C - A
QUÝ HỢI - 1983 - G - B

Trong BÁT TRẠCH : 24 sơn - hướng ở vòng ngoài cùng của ảnh.
Trong ảnh: 
E là hướng chính Bắc 
D là hướng chính đông
C là hướng chính nam
B Là hướng Chính Tây.

Lưu ý: Mỗi người sống trong ngôi nhà đều bị ảnh hưởng do hướng Tốt - Xấu các cung của BÁT TRẠCH chi phối.

Có thể tốt cho chồng nhưng xấu cho vợ

Tốt cho vợ hoặc chồng nhưng không tốt cho con cái...  

Cần biết cách chọn hướng tốt cho chung mọi người sống trong ngôi nhà đó.

5. Ý nghĩa 24 các sơn 

5.1 Phương PHÚC ĐỨC đại cát 

Nguyên văn: 

PHÚC ĐỨC an môn đại cát linh
Niên niên tiến bảo đắc điền trang
Chủ tiến khoa giáp lợi danh dương
Hựu sinh quý tử bất tầm thường

Dịch nghĩa:

Cổng phương phúc đức đại cát linh,
Liền năm được của, được điền trang 
Rộng đường khoa cử có danh lợi.
Lại sinh quý tử chẳng tầm thường.
(Trổ cổng tại phương PHÚC ĐỨC là đại cát lợi, chủ về gia súc đầy đàn, tằm dâu vượng phát, người nhà học hành đỗ đạt, rộng đường công danh, (Có sách nói : trong vòng 3 năm sẽ có thêm người, sinh quý tử, thăng quan tiến chức, phát tài).

5.2 Phương ÔN HOÀNG không tốt

Nguyên văn:

ÔN HOÀNG chi vị mạc khai môn,
Tam niên ngũ tải nhiễm thời ôn,
Cánh hữu ngoại nhân lai tự ải,
Nữ nhân sinh sản mệnh nan tồn.

Dịch nghĩa:

Phương vị ÔN HOÀNG đừng mở cổng.
Liền năm bệnh dịch chẳng được yên,
Lại có người ngoài đến treo cổ,
Đàn bà sinh nở mệnh nguy nan.

(Nếu trổ cổng tại hướng ÔN HOÀNG, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, người lớn, kẻ bé trong nhà gặp tai nạn, phụ nữ khó sinh đẻ, vướng mắc hình khắc thị phi, có người ngoài gây kiện tụng rắc rối, gia chủ thường sinh con một bề mới yên).

5.3 Phương TẤN TÀI (còn gọi là TIẾN TÀI) mọi việc thuận lợi 

Nguyên văn: 

TẤN TÀI chi vị thị tài tinh,
Tại thử an môn bách sự nghi,
Lục súc điền tàm, nhân khẩu vượng,
Gia quan tiến tước hữu thanh danh.

Dịch nghĩa:

TẤN TÀI là chủ về tiền của,
Cổng đặt phương này muôn việc lành,
Gia súc tằm dâu, nhân khẩu vượng,
Thăng quan tiến chức có thanh danh.

(Trổ cổng tại phương TẤN TÀI chủ về rước tài lộc, thêm nhân đinh, thu hút được ruộng vườn,  thăng quan tiến lộc, gia súc đầy đàn, ruộng vườn rỗng rãi, là điềm người khác mang của đến cho.)

5.4. Phương TRƯỜNG BỆNH hung hại

Nguyên văn:

TRƯỜNG BỆNH chi vị tật bệnh trọng.
Thử vị an môn lập kiến hung
Gia trưởng hộ đinh mục tật hoạn
Thiếu niên bạo tốt ngục lao trung.

Dịch nghĩa:

TRƯỜNG BỆNH là phương nhiều tật bệnh,
Làm cổng phương này liền gặp hung
Gia chủ, nhân đinh thường đau mắt,
Thanh niên giam hãm chốn lao lung.

(Đặt cổng phương TRƯỜNG BỆNH, chủ nhà bất nhân, mắt mờ, tim đau, con cháu trẻ tuổi chết đột tử, thường vướng mắc chuyện thị phi kiện tụng đến phá sản, trộm cướp cấu kết trong nhà ngoài ngõ cướp bóc… Gia đình không được yên ổn).

5.5 Phương TỐ TỤNG gặp tai ương

Nguyên văn:

TỐ TỤNG chi phương đại bất tường.
An môn chiêu họa nhạ tai ương,
Điền viên tài vật âm nhân tổn,
Thời tao khẩu thiệt não nhân trường.

Dịch nghĩa:

TỐ TỤNG ấy là phương cực hung,
Đặt cổng rước họa gặp tai ương,
Mất đất, tán tài, hại người nữ,
Kiện tụng, thị phi thực đáng buồn.

(Trổ cổng phương TỐ TỤNG sẽ xảy ra tranh chấp tài sản, tai ương, họa hại. Gia súc và tài sản đều bất hợi, bị tiểu nhân ám hại, cuộc sống không được yên ổn.) 

5.6 Phương QUAN TƯỚC phát tài

Nguyên văn:

An môn QUAN TƯỚC tối cao cường,
Sĩ nhân cao trạch nhập đế hương,
Thứ sĩ đương niên tài đại vượng
Thiên ban cát khánh tổn vinh xương.

Dịch nghĩa:

Trổ cổng nên tìm phương QUAN TƯỚC,
Làm quan thăng chức chốn cung đình,
Người thười vượng phát về tiền của,
Phúc lành nghìn mối được quang vinh.

(Trổ cổng phương QUAN TƯỚC, chủ về thăng quan tiến chức, thêm nhân đinh, phát đạt lương thiện. Người thường thì ruộng vườn, gia súc sinh sôi, của cải nhân đinh vượng phát.)

4.7 Phương QUAN QUÝ hoạn nộ hanh thông

Nguyên văn:

QUAN QUÝ vị thượng hảo an môn,
Định chủ danh oanh vị tước tôn,
Điền địa ti tài nhân khẩu vượng,
Kim ngân tài vật bất tu luân.

Dịch nghĩa:

Tại phương QUAN QUÝ nên đặt cổng.
Danh vọng hơn người, chức tước cao,
Ruộng đất tiền của, nhân đinh vượng,
Bạc vàng châu báu thật dồi dào.

(Trổ cổng phương QUAN QUÝ sẽ sinh quý tử, đường công danh rộng mở, thu hút ruộng vườn nhà cửa, khế ước, gia súc, được của bất ngờ, phát tài, giàu phúc đức.)

5.8 Phương TỰ ĐIẾU (còn gọi là TỰ ẢI) gặp tai ương

Nguyên văn:

TỰ ĐIẾU vi thượng bất tương đương.
Ân môn lập kiến hữu tai ương,
Đao binh ôn hỏa tao hoành sự,
Ly hương tự ải nữ nhân thương.

Dịch nghĩa:

Tại phương TỰ ĐIẾU đừng trổ cổng,
Trổ cổng lập tức gặp tai ương,
Binh đao dịch bệnh, nhiều tai họa,
Rời quê thắt cổ, nữ tổn thương.

(Trổ cổng tại phương TỰ ĐIẾU sẽ gặp treo cổ tự tử, chết đuối, Tổn hại nhân đinh, kiện tụng phá sản. Nam phải xa quê, nữ khó sinh đẻ. Gia súc, tài sản … đều bất lợi).

5.9 Phương VƯỢNG TRANG nhiều tiền của

Nguyên văn:

Vượng trang an môn tối cát lợi,
Tiến tài tiến bảo cập điền trang, 
Bắc phương âm nhân tiến thư khế,
Đại hoạch tàm thư lợi thắng thường.

Dịch nghĩa:

Trổ cổng VƯỢNG TRANG rất cát lợi,
Vượng phát tiền của với ruộng vườn,
Đàn bà phương Bắc dâng văn khế,
Tằm dâu phồn thịnh lợi khác thường.

(Trổ cửa phương VƯỢNG TRANG sẽ mở rộng được ruộng vườn bờ cõi từ xung quanh, thu nạp ruộng đất, văn khế, gia súc, của cải … tại phương Bắc, thêm nhân đinh – thêm người).

5.10 Phương HƯNG PHƯỚC được trường thọ

Nguyên văn:

HƯNG PHƯỚC an môn thọ mệnh trường.
Nên niên tứ quý thiểu tai ương.
Sĩ nhân tiến chức gia quan tước,
Thứ nhân phát phúc tiến điền trang.

Dịch nghĩa:

Cổng nơi HƯNG PHƯỚC được trường thọ,
Quanh năm liền tháng ít tai ương.
Kẻ sĩ thăng quan thêm chức lớn,
Người thường phát phúc thêm ruộng vườn.

(Trổ cổng phương HƯNG PHƯỚC sẽ được phúc thọ, người nhà bình yên, người nam, người nữ đều trong sạch. Kẻ sĩ đường công danh rộng mở. Người thường cũng có phúc , gia súc sinh sôi, con cái ngoan hiền hiếu thảo).

5.11 Phương PHÁP TRƯỜNG chịu tội hình

Nguyên văn:

PHÁP TRƯỜNG vị thượng đại hung ương,
Nhược an thử vị thụ hình thương,
Quan tai lao ngục bị gia tỏa,
Lưu đồ phát phối xuất tha hương.

Dịch nghĩa:

Phương vị PHÁP TRƯỜNG gây họa xấu,
Đặt cổng phương này chịu hình thương.
Kiện tụng, cầm tù, cảnh xiềng xích.
Đi đày biệt xứ tại tha hương.

(Trổ cổng hướng PHÁP TRƯỜNG chủ về kiện tụng, phạm pháp, hãm về công danh cho gia chủ).

5.12 Phương ĐIÊN CUỒNG chủ li biệt

Nguyên văn:

ĐIÊN CUỒNG chi vị bất khả khoa.
Sinh li tử biệt cập điên tà,
Điền địa thoái tiêu, nhân khẩu bại.
Thủy hỏa ôn hoàng tuyệt diệt gia.

Dịch nghĩa:

Phương vị ĐIÊN CUỒNG không nên phạm.
Sinh li tử biệt với điên khùng…
Ruộng đất tiêu ma, người lụn bại,
Nước, lửa, dịch bệnh, nhà diệt vong.

(Trổ cổng phương ĐIÊN CUỒNG chủ về các chứng điên tà, dâm loạn, phụ nữ khó đẻ, đàn ông rượu chè háo sắc, thanh niên chết đột tử, cha con chia lìa, không được sống yên ổn, của cải hao tán).

5.13 Phương KHẨU THIỆT gặp tai ương

Nguyên văn:

KHẨU THIỆT an môn đại bất tường,
Thường chiêu vô cô bị tai ương,
Phu phụ tương tiên nhật trục hữu.
Vô đoan huynh đệ đấu tranh cường.

Dịch nghĩa:

Cổng nơi KHẨU THIỆT không cát tường,
Thường hay oan uổng chịu tai ương,
Chồng vợ suốt ngày sinh xô xát.
Anh em vô cớ lại tranh giành.

(Trổ cổng phương KHẨU THIỆT thường xuyên vướng mắc điều tiếng thị phi, kiện tụng. Con cái ngỗ nghịch bất hiếu, mọi sự đều bất lợi cho gia chủ)

5.14 Phương VƯỢNG TÀM gia đạo hưng thịnh

Nguyên văn:

VƯỢNG TÀM vị thượng hảo tu phương.
Thử vị an lai gia đạo xương,
Lục súc ti tàm gia đại vượng,
Tọa thâu mễ cốc mãn thương tương.

Dịch nghĩa:

VƯỢNG TÀM là hướng tu phương tốt,
Đặt cổng phương này nhà ấm no,
Gia súc tằm tơ đều vượng phát,
Ngồi thu thóc lúa chất đầy kho.

(Trổ cổng phương VƯỢNG TÀM là rất có lợi cho điền sản, của cải dồi dào, thêm người thêm của, cần kiệm, hiếu thiện).

5.15 Phương TIẾN ĐIỀN con cháu hiền tài

Nguyên văn:

TIẾN ĐIỀN vị thượng phúc miên miên,
Thường chiêu tài bảo tử tôn hiền,
Cánh chủ ngoại nhân lai kỷ vật,
Kim ngân tài bảo phú điền viên.

Dịch nghĩa:

Được phương TIẾN ĐIỀN là có phúc,
Tiền tài sung túc, con cháu ngoan,
Lại được người ngoài đến gửi của,
Bạc vàng tích lũy, nhiều ruộng vườn.

(Trổ cổng hướng TIẾN ĐIỀN chủ thu hút về điền sản, văn khế của người khác. Ăn ở hiền đức, hay làm điều thiện, được người gửi gấm của cải, gia súc sinh sôi).

5.16 Phương KHỐC KHẤP gia tài lụn bại

Nguyên văn:

KHỐC KHẤP chi môn bất khả khai,
Niên niên tai họa đáo gia lai,
Uổng tử thiếu vong nam cộng nữ.
Bi khấp lưu lệ nhật doanh tai

Dịch nghĩa:

Cổng phương KHỐC KHẤP không nên mở.
Liền năm tai họa ập đến nhà,
Nam nữ chết oan hoặc yểu mệnh.
Buồn thương khóc lóc lệ chan hòa.

(Trổ cổng phương KHỐC KHẤP trong nhà thường xuyên có chuyện buồn, bất lợi cho cả gia súc).

5.17 Phương CÔ QUẢ gia súc tổn hại, người ly tán

Nguyên văn:

CÔ QUẢ chi phương tai đại hung,
Tu chi quả phụ tọa đường trung
Lục súc điền tàm câu tổn bại,
Cánh kiêm nhân tán tẩu tây đông.

Dịch nghĩa:

CÔ QUẢ phương này rất tai hại,
Trổ cổng đau thương, vợ mất chồng.
Gia súc, ruộng tằm đều thất bại,
Người nhà ly tán bỏ quê hương.

(Trổ cổng phương CÔ QUẢ không có lợi về nhân đinh và gia súc).

5.18 Phương VINH PHÚC (Còn gọi là VINH PHÚ) sung túc ấm no

Nguyên văn:

VINH PHÚC vị thượng tối kham tu.
An môn đoán đích vượng nhân trù,
Phát tích gia đình vô tai họa,
Phú quý vinh hoa sự nghiệp thu.

Dịch nghĩa:

VINH PHÚC phương này nên xây dựng.
Đặt cổng người nhà ắt vinh quang,
Gia đình vượng phát không tai họa,
Phú quý vinh hoa sự nghiệp thành.

(Trổ cổng phương VINH PHÚC sẽ được vinh hoa phú quý, ruộng vườn tằm tơ bội thu, tiền bạc dồi dào, gia súc sinh sôi, gia đạo an lành, làm ăn phát đạt).

5.19 Phương THIẾU VONG gặp tai ương

Nguyên văn:

THIẾU VONG chi vị bất khả khoa.
Nhất niên chi nội khốc thanh hoa.
Hiếu tửu âm nhân tự ải tử.
Lôi thiên thương tử tử thiên nha.

Dịch nghĩa:

Phương vị THIẾU VONG đừng nên phạm,
Trong năm sẽ gặp chuyện tang thương,
Nghiện rượu, phụ nữ tự thắt cổ,
Dễ gặp sét đánh, chết tha hượng.

(Trổ cổng THIẾU VONG sẽ tổn thương đến người nhỏ tuổi và phụ nữ).

5.20 Phương XƯƠNG DÂM chủ dâm loạn

Nguyên văn:

XƯƠNG DÂM chi vị bất khả tu,
Tu chi đâm loạn sự vô hưu,
Thất nữ hoài thai tùy nhân tẩu,
Nhất gia đại tiểu bất tri tu.

Dịch nghĩa:

XƯƠNG DÂM phương ấy đừng xây cổng,
Xây rồi dâm loạn hại gia phong,
Con gái chửa hoang bỏ nhà trốn,
Một nhà vô sỉ chẳng ngại ngùng.

(Trổ cổng phương XƯƠNG DÂM nam nữ trong nhà ham mê tửu sắc, dâm dật vô liêm sỉ, bại hoại gia phong. Phụ nữ dâm loạn, con gái chửa hoang, gia súc hao tổn).

5.21 Phương THÂN HÔN (còn gọi là THÂN NHÂN) vượng gia nghiệp

Nguyên văn:

THÂN HÔN vị thưởng hảo tu phương,
Tu chi thân thích tận hiền lương,
Thường thời vãng lai đa cát khánh.
Kim ngân tài bảo mãn thương tương.

Dịch nghĩa:

Phương vị THÂN HÔN nên trổ công,
Họ hàng thân thích thảy hiền hòa,
Qua lại thường xuyên nhiều phúc lộc.
Châu báu, bạc vàng chất đầy kho.

(Trổ cổng phương THÂN HÔN sẽ thu hút tiền của, thêm nhân đinh. Gia súc sinh sôi. Làm ăn phát đạt).

5.22 Phương HOAN LẠC nhiều tin vui

Nguyên văn:

HOAN LẠC môn tu cánh tiến tài,
Thường hữu trưng âm nhân tống lai,
Điền tàm lục súc gia hưng vượng,
Phát phúc thanh danh hưởng tự lôi.

Dịch nghĩa:

Cổng nơi HOAN LẠC là thêm lộc,
Thường được đàn bà hiến của tiền,
Ruộng, tằm, gia súc đều sinh vượng,
Phúc đức thanh danh tựa sấm rền.

(Trổ cổng phương HOAN LẠC sẽ thu hút được tiền tài, của cải của hộ phá sản phương nam, gia súc sinh sôi, có phụ nữ tặng tiền bạc).

5.23 Phương TUYỆT MỆNH (còn gọi là BẠI TUYỆT hay TUYỆT MẠNG) hại nhân đinh

Nguyên văn:

TUYỆT MỆNH chi phương bất khả tu,
Tu chi linh lạc bất kham sầu,
Nhân đinh tổn hại vô tông tích,
Phụ tử đông tây các tự đầu.

Dịch nghĩa:

Tại phương TUYỆT MỆNH đừng xây cổng
 Xây rồi lưu lạc thật đau thương,
Nhân đinh hao hụt không tăm tích,
Cha con li tán ở đôi phương.

(Trổ cổng phương TUYỆT MỆNH chủ về phá sản, tán tài, bất lợi)

5.24 Phương VƯỢNG TÀI vượng nhân đinh

Nguyên văn:

VƯỢNG TÀI môn thượng yếu quân tri,
Phú quý thăng thiên nhiệm phát huy,
Hiền đằng nhân đinh gia nghiệp thắng,
Nhất thân phong hậu thọ tề mi.

Dịch nghĩa:

Đặt cổng VƯỢNG TÀI anh nên biết,
Phú quý thang quan thỏa vẫy vùng,
Nhân đinh vượng phát sự nghiệp thịnh,
Một đời sung túc thọ vô cùng.

(Trổ cổng phương VƯỢNG TÀI làm ra nhiều tiền của, tăng tuổi).

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Xem ngay chia sẻ hay khác

  1. Tử vi năm 2018 của cung Song Ngư (Tạo lúc: )
  2. Tử vi năm 2018 cung Song Tử (Tạo lúc: )
  3. Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
  4. Lễ Vu Lan cúng cô hồn - Bài văn khấn cúng Rằm Tháng 7 (Tạo lúc: )
  5. Văn khấn cầu công danh ở chùa Hương (Tạo lúc: )
  6. Văn khấn cúng lễ Cải Cát (Sang tiểu, sang cát, bốc mộ, sửa mộ, dời mộ) (Tạo lúc: )
  7. Văn khấn cúng Lễ Thượng Thọ (Tạo lúc: )
  8. Văn khấn cúng Lễ động thổ, cất nóc - Xem tuổi xây nhà (Tạo lúc: )
  9. Văn khấn cúng sao giải hạn sao La Hầu (Tạo lúc: )
  10. Văn khấn Lễ Cát Kỵ (Giỗ Thường) - Lễ cúng Gia Tiên (Tạo lúc: )

Danh mục