Văn khấn tảo mộ - đi thăm mộ vào tiết Thanh Minh, Cuối Năm, hoặc ngày bất kỳ
Hàng năm, cứ vào dịp gần tết Nguyên Đán hoặc vào tiết Thanh Minh người Việt lại có thói quen đi tảo m.
Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 lịch dương tùy theo từng năm.
Ngoài việc tảo mộ vào tiết Thanh Minh, cứ đến gần cuối năm người Việt lại đi tảo mộ. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.
Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong những ngày này, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Tảo mộ cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ
Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình.
Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.
Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà ( Lễ hóa vàng), thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.
Văn khấn tảo mộ (Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ)
1. Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần thổ phủ nơi mộ
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: ....................
Tín chủ (chúng) con là:............
Nhân tiết Thanh minh (hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt.. .) tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của.......................
Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ...) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
2. Văn khấn Thanh Minh tại mộ
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hương linh.........(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo...)
Hôm nay là ngày. . .............
Nhân tiết:..........................
Tín chủ (chúng) con ..........
Ngụ tại:...........................
Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của.............. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh....... . lai lâm hiến hưởng.
Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh . . ........Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
3. Văn khấn Thanh minh tại nhà
Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... Nay con giữ việc phụng thờ tên là ..., tuổi..., sinh tại xã ..., huyện...., tỉnh.... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Hướng về phía phần mộ vái 3 lần.
Lưu ý khi cúng Thanh Minh ở nhà là nên bày biện lễ vật và cúng ở trước cửa, ban công và hướng về phía có phần mộ khấn vái.
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
- Xông đất đầu năm mới (Tạo lúc: )
- Bài khấn cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 về ăn Tết (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn cầu thi cử cho sĩ tử (Tạo lúc: )
- Bài Văn khấn cúng lễ Tân Gia (Ăn mừng nhà mới) (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn lễ Đức Thánh Trần (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn mùng 1 Tết - Cúng thần linh và gia tiên ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn nôm Ông Hoàng Bảy đầy đủ (Tạo lúc: )
- Bài Văn khấn Ông Công - Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch (Tạo lúc: )