Nguyên lý phong thủy chọn đất làm nhà để gia chủ phát tài phát lộc
Khí mạch của mảnh đất rất quan trọng và liên quan mật thiết tới họa, phúc của người ở trên đó. Vậy làm thế nào để chọn đất làm nhà hợp phong thủy?
>>> La bàn tứ mệnh - cách chọn hướng xây nhà và vị trí đặt bếp cho gia chủ
I. Tại sao cần phải xem phong thủy chọn đất xây nhà?
Phong thủy đất là yếu tố sẽ quyết định đến sự may mắn, lộc tài của gia chủ nên việc chọn đất xây nhà không thể tùy tiện. Có miếng đất hợp với người này nhưng lại không hợp với người kia. Hoặc miếng đất này hợp với xây nhà để làm gì thì tốt…Rất nhiều vấn đề từ việc xem phong thủy đất sẽ được hé lộ.
II. Muốn xây nhà đừng bỏ qua việc xem phong thủy đất
Xem phong thủy đất giúp bạn xem miếng đất đó có hợp với tuổi, cung, mệnh của mình không.
Xem phong thủy đất để giúp bạn tìm ra miếng đất có hợp với mục đích xây dựng nhà của mình hay không.
Xem phong thủy đất để giúp bạn hóa giải điều không hay, giúp mình tránh xui xẻo.
Xem phong thủy đất để giúp bạn biết xây nhà như thế nào để có lộc tài, may mắn.
III. Nguyên tắc chọn đất làm nhà hợp phong thủy
Mảnh đất chọn phải tàng phong tụ khí, trong đó yếu tố Thủy, là quan trọng nhất. “Phong thủy chi pháp, đắc thủy vị thượng, tàng phong vị thứ” (Phép phong thủy: lấy Thủy làm chỉ tiêu đầu tiên, Phong là thứ hai), nghĩa là phải chú ý đến các dòng chảy, hồ ao, giếng nước xung quanh.
Ngày nay, khái niệm “dòng chảy” ở các đô thị được thay thế bằng “đường xá”. Tuyến đường nào rộng rãi, nhiều xe cộ, nhiều người qua lại, thì khí vượng; ngược lại đường ngắn, đường cụt ngõ hẻm, thưa người qua lại thì khí tụ không nhiều. Từ quan niệm trên cho thấy có một số thế đất hung cát điển hình.
1. Mảnh đất chọn phải tàng phong tụ khí thì mới tốt
Người xưa quan niệm vùng đất tụ khí thì phúc mới dày. Vậy vùng đất thế nào là vùng đất tụ khí? Bạn có thể hiểu đó là các vùng đất phía sau cao, phía trước thấp, không gian phía trươc rộng để câu khí vào và hai bên tạo thành hình vòng cung để hướng dòng khí xoay tụ. Người xưa nói dễ hiểu đó là “ phía sau trồng đỗ phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại”. Có được thế đất đó gọi là đất có tả Thanh Long (nguồn nước), hữu Bạch hổ (đất hoặc vật cao), hậu Huyền vũ (núi cao), tiền Chu tươc (khoảng không gian rộng- gọi là Minh đường.
2. Vùng đất quanh hồ nước cũng là nơi đất tốt để làm nhà
Vùng đất này như là một lòng chảo tụ khí, đất thường hơi ẩm, cây cối xanh tươi. Sống ở trong môi trường như vậy con người sẽ khỏe mạnh, trí óc sáng suốt, nhân tài lộc phát triển.
3. Đất ở vùng tụ khí bên dòng chảy sông suối
Có nghĩa là ở những nơi có núi bao vòng, nước uốn cong thì sẽ tụ khí rất tốt để xây dựng nhà cửa. Cách đây gần 1000 năm Lý Công Uẩn đã chọn vùng đất tụ khí nằm bên phải dòng sông Hồng, ngay chỗ dòng sông uốn lượn hình vành tai để làm cố đô.
4. Nơi đất ở có trường khí tốt
Trường khí ở đây bao gồm Thiên khí và địa khí tốt. Thiên khí tốt là vùng đất tụ khí như ở trên và không bị ô nhiễm không khí. Địa khí tốt là vùng đất không bị ô nhiễm đất và nước.
Tín hiệu đất có trường khí dễ nhận biết đó là đất tụ được không khí trong lành, cây cối luôn xanh tốt .Đất dưới chân núi thường có trường khí tốt.
5. Thế đất trước thấp sau cao
Tốt nhất là miếng đất có phía trước thoáng rộng, phía sau là đất cao để tựa lưng nhà, hai bên là hai cánh tay để hứng gió đến. Bạn có thể hiểu một miếng đất bên trái có dòng chảy, bên phải có đường cái, trước mặt có ao, phía sau có gò đất là mảnh đất quý hiếm. Một miếng như vậy sẽ có phong tàng khí tụ, nhà ở sẽ có nhiều sinh khí.
6. Đất ở có hướng hợp với mệnh của chủ nhà
Chủ nhà có mệnh quái Đông tứ mệnh (Thủy, Mộc, Hỏa) thì hướng đất tốt là hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam. Chủ nhà mệnh Tây tứ mệnh (Kim, Thổ) thì hướng đất tốt là hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Tuy nhiên yếu tố này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì có nhiều cách hóa giải khi không đạt yêu cầu này. Hướng nhà Nam và Đông Nam ở nước ta là hướng thích hợp cho mọi mệnh quái chủ.
IV. Nguyên lý chọn đất làm nhà
IV.1 Cát phú
1. Dạng “Cự môn thổ tinh”
Quanh nhà ở có đường đi hay dòng sông bao bọc. Cự môn là tên của thần tài vận, sống lâu ở chỗ đất này địa khí sẽ giữ được tiền của, năng lực tích lũy ngày càng nhiều.
2. Nước cong chín khúc
Một địa hình địa khí khó lưu tán. Vì dòng nước có thể lưu giữ địa khí nên chỗ sông uốn khúc là nơi có thể lưu giữ nhiều linh khí. Địa thế này được xem là đất cát tướng.
3. Nước bao kép ở phía trước
Đó là địa thế sinh ra của cải.
4. Dạng nước bao đơn phía trước
Địa hình này dễ tụ địa khí. Phía trước là một dòng sông bao một phía quanh nhà. Loại địa hình này cũng có thể xem dòng sông như là đường đi, hoặc xem chỗ đất lưu không hướng về đường đi.
5. Dạng nước bao vòng
Cửa trước của nhà ở nếu có một con sông hay đường đi bao quanh là thuộc dạng nước lượn quanh chín khúc. Địa lý phong thủy coi đây là loại địa hình lý tưởng nhất, linh khí dễ hội tụ nhất.
6. Dạng “Văn khúc thổ tinh”
Loại địa hình mà khí tốt sẽ chảy vào từ cửa chính trước. Nhưng trước cửa nếu không phải là sông mà là con đường thì phải lấy hướng chảy của nước khi trời mưa để phản đoán.
IV.2 Hung kị
1. Dạng “dắt trâu”
Địa hình này tán tài, tán khí. Nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà ở hợp tụ lại phía trước cửa rồi sau đó chảy đi. Đó gọi là dạng “dắt trâu”, thuộc loại các tướng.
2. Dạng chữ bát
dễ gây cho gia đình không hòa thuận, dễ bị bệnh đau mắt. Thế đất này ngược với dạng “dắt trâu”. Nhà ở trong địa hình này thường có sự bất hòa hoặc hay bị bệnh đau mắt.
3. Dạng cung ngược
Dạng địa hình này hao tổn tài và trong hôn nhân hay có sự thay đổi. Địa hình này là địa hình cung ngược, không những hao tài tốn của, mà trong gia tộc hay gia đình thường bất hòa, thậm chí trong hôn nhân còn hay trắc trở.
4. Dạng nhảy ngược
Đây là loại địa hình nhà đối diện với hình cung ngược. Địa hình này cũng là đất hung tướng.
5. Dạng lưỡi nhô
Nhà ở đối với sông ngòi hoặc con đường, chỗ con đường hoặc dòng sông đi qua phía sau nhà nhô lên hình lưỡi thì chủ nhân dễ chuốc lấy điều thị phi hoặc bị lôi cuốn vào những cuộc tranh chấp liên miên.
6. Dạng bị xói
Phía sau nhà ở nếu có một con đường (hoặc dòng sông) chảy thẳng vào nhà. Thủy khí của nó đâm thẳng vào sau nhà giống như người bị sự cố làm hại bất ngờ. Con đường hoặc dòng sông càng hẹp thì “sát khí” càng mạnh. Địa hình này chủ nhân dễ bị hại.
7. Dạng “chữ đinh” ngược
Đường cái hoặc dòng sông cong ngược và đâm vào sau nhà cũng gọi là đất hung tướng.
8. Dạng cầu bạch hổ
Do vị trí của cầu tương quan lệch với nhà nên cũng dẫn đến không tốt. Tuy nhiên không phổ biến. Khi cầu nằm ở phía bên phải của nhà ở thì rất dễ phát sinh tai nạn giao thông.
9. Dạng nước cong ngược và dạng bạch hổ quay đầu
Cạnh nhà có dòng sông hoặc con đường chạy qua, đến trước cửa nhà lượn vào trước cửa nhà thì gọi là dạng nước cong ngược. Gia chủ thường bất hòa, hay gặp sự cố hoặc bệnh tật, bất hòa thuận trong gia đình hoặc láng giềng, phát sinh những tai nạn bất ngờ hay bệnh tật.
Như vậy, những yếu tố cần thiết để chọn đất làm nhà dưới đây hi vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm một vài những kinh nghiệm hữu ích để có giúp mình lựa chọn được mảnh đất làm nhà như ý muốn!
Bình luận hoặc góp ý về nội dung
Xem ngay chia sẻ hay khác
- Tử vi tuổi Tý (chuột) năm 2018 (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 của cung Cự Giải (Tạo lúc: )
- Tử vi năm 2018 cung Nhân Mã (Tạo lúc: )
- Các ngày lễ, ngày tết ở Việt Nam - lễ được nghỉ và đi làm trong năm (Tạo lúc: )
- Xông đất đầu năm mới (Tạo lúc: )
- Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời (Tạo lúc: )
- Bài Văn khấn cúng lễ Tân Gia (Ăn mừng nhà mới) (Tạo lúc: )
- Bài văn khấn mùng 1 Tết - Cúng thần linh và gia tiên ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
- Cúng gia tiên vào ngày mùng 1 Tết (Tạo lúc: )
- Cúng thần linh và tổ tiên ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán (Tạo lúc: )